Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ La tinh đang tăng trưởng chậm lại

Báo cáo của Ủy ban kinh tế Mỹ La tinh và Ca-ri-bê trực thuộc Liên hợp quốc (CEPAL) ngày 10/10 vừa qua cho biết, vốn FDI vào khu vực này trong nửa đầu năm nay đạt 102,95 tỉ USD tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bra-xin, nền kinh tế số 1 của khu vực vẫn tiếp tục là nước dẫn đầu về thu hút luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với hơn 39,1 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm nay, tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm ngoái, FDI đã giảm 10%, đây là mức giảm cao nhất trong vòng 5 năm qua, nguyên nhân là do luồng vốn đầu tư này vào các ngành như luyện kim, chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống và dịch vụ tài chính giảm mạnh.

Mặt khác cùng thời gian này năm ngoái, việc mua bán sát nhập các công ty thuộc các ngành này diễn ra khá sôi động, nhưng từ đầu năm đến nay, hoạt động này diễn ra rất trầm lắng. Ngoài ra, còn một số lý do nữa khiến mối lo ngại của các nhà đầu tư ngày càng tăng và họ dè dặt hơn trong việc dốc hầu bao thể hiện qua việc kinh tế của nước này đang tăng trưởng chậm lại so với tiềm năng, giá nguyên liệu và hàng hóa cơ bản giảm và xu hướng đảo chiều của luồng vốn vào, cũng như các quan ngại khác về sự thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ trong thời gian tới và cuối cùng là sự bất ổn về chính trị trong nước thời gian qua.

Trong lúc đó, FDI vào Mê-hi-cô trong nửa đầu năm nay đã tăng trưởng rất ấn tượng vượt cả tổng vốn thu hút được của năm 2012. Thống kê của CEPAL cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, Mê-hi-cô đã thu hút được 23,85 tỉ USD, đưa nước này trở lại vị trí số II về tiếp nhận FDI trong khu vực sau Bra-xin và tăng 158% so với cùng kỳ năm ngoái (9,24 tỉ USD). Việc nguồn FDI vào Mê-hi-cô tăng đột biến trong nửa đầu năm nay trước hết là do một công ty của Bỉ tên là Anheuser-Busch đầu tư mua lại công ty bia “Modelo” của Mê-hi-cô với trị giá 13,25 tỉ USD. Nếu không tính khoản đầu tư này thì FDI vào Mê-hi-cô vẫn tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số nước khác trong khu vực như Vê-nê-du-ê-la, trong 6 tháng đầu năm nay cũng đã nhận được 2,74 tỉ USD vốn FDI tăng 44%, Pê-ru là 6,87 tỉ USD tăng 27%, Xan-va-đo là 171 triệu USD tăng 27%, Pa-na-ma là 2,04 tỉ USD tăng 19%, tiếp đến là Cốt-xta Ri-ca với 1,34 tỉ USD tăng 15%, U-ru-goay là 1,57 tỉ USD tăng 8% và Cô-lôm-bi-a là 8,28 tỉ USD tăng 5%.

Ở một số nước khác luồng vốn FDI đang giảm mạnh, trước hết là Cộng hòa Dominic, trong 6 tháng đầu năm nay, quốc gia này chỉ nhận được 799 triệu USD, giảm 65% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp đến là Argentina với 5,17 tỉ USD, giảm 32%, còn Chile đã tụt xuống vị trí thứ 3, sau Bra-xin và Mê-hi-cô. Trong 7 tháng đầu năm nay, nước này chỉ nhận được 10,45 tỉ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân là do một số công ty đã rút vốn đầu tư tài chính khỏi nước này vào hồi tháng 4 năm nay.

Về chiều ngược lại, luồng vốn FDI ra nước ngoài của các nước Mỹ La tinh và Caribe trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 6,39 tỉ USD giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức giảm cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó, đầu tư ra nước ngoài của Mê-hi-cô đạt 3,73 tỉ USD giảm 71%, Chi-lê là 3,39 tỉ USD, giảm 71%, Vê-nê-du-ê-la giảm 42%, Bra-xin giảm 36%, Ác-hen-ti-na giảm 13% . Trong khu vực chỉ có 3 nước Cốt-xta Ri-ca, Cô-lôm-bi-a và Goa-tê-ma-la tăng trưởng mạnh vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tỉ lệ tăng tương ứng lần lượt là 218%, 194% và 100%.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website