Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin thị trường Úc tháng 10/2014

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Úc; Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 9 tháng đầu năm 2014; Dán nhãn xuất xứ nguồn gốc đối với hải sản trong các nhà hàng tại Úc; Luật về khai thác gỗ bất hợp pháp của Úc... là những nội dung chính trong bản tin thị trường Úc tháng 10/2014.


Tăng cường công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Úc

Thị trường Úc là một thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng. Úc là một đất nước vô cùng rộng lớn với diện tích trên 7,6 triệu km2 đứng thứ 6 trên thế giới, xấp xỉ diện tích nước Mỹ nhưng dân số thì ít ỏi chỉ có 23 triệu dân. Tuy dân số nhỏ như vậy nhưng Úc lại là một thị trường có kim ngạch nhập khẩu hàng hoá hơn 241 tỷ USD, và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 262 tỷ USD trong năm 2013, một con số rất ấn tượng.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Úc

Việt Nam và Úc bắt đầu có những bước phát triển quan trọng về quan hệ thương mại, đặc biệt là từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2009 cho đến nay. Hiện hai nước đã trở thành những đối tác kinh tế thương mại quan trọng của nhau, trong đó kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đã đạt 5,1 tỷ USD, tăng gần 2,4% so với năm 2012. Xu hướng các năm gần đây, xuất khẩu sang Úc của ta liên tục tăng trong khi nhập khẩu giảm. Tính cho đến thời điểm này, Úc vẫn luôn là thị trường xuất siêu của Việt Nam, năm 2013 xuất siêu là 1,927 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2012. Số liệu thống kê theo mã HS 6 số cho thấy, năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Úc 1.474 mặt hàng, đạt 3,514 tỷ USD, và Việt Nam nhập khẩu từ Úc 1.407 mặt hàng, đạt 1,586 tỷ USD.

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Úc đang tăng trưởng mạnh trong năm 2014. Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 4,6 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 3,05 tỷ USD, tăng 25%. Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Úc 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Úc

Xuất khẩu của Việt Nam sang Úc năm 2013 đạt 3,514 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2012. Riêng trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Úc tăng trưởng khá mạnh, đạt 3,05 tỷ USD tăng 25% so với cùng kỳ. Một số điểm đáng lưu ý về xuất khẩu của Việt Nam sang Úc: (i) sau khi sụt giảm mạnh vào năm 2011, trị giá xuất khẩu dầu thô đã tăng trở lại trong năm 2012 (32,5%). Tuy nhiên, trong năm 2013, xuất khẩu dầu thô đạt 1,6 tỷ USD giảm 1,8% so với năm 2012 nhưng vẫn giữ vị trí số 1 (khoảng 46%) trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Úc. Nguyên nhân của việc này là do cầu năng lượng trong nước tăng, cung khan hiếm, giá dầu thô cao hơn so với mặt bằng giá thế giới; (ii) kim ngạch xuất khẩu mặt hàng than đá vẫn trên đà sụt giảm, đạt 1,442 triệu USD cả năm 2013 (giảm 13,28%); (iii) nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn tiếp tục xu thế tăng trưởng mạnh, tăng tới 71,08% trong năm 2013, đạt kim ngạch 161,366 triệu USD; điện thoại và linh kiện cũng tăng 47,75%, đạt 460,473 triệu USD và chiếm 13,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc chỉ sau dầu thô.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Úc

Nhập khẩu từ của Úc vào Việt Nam có xu thế giảm ngay từ quí đầu năm 2012 và kéo dài cho đến hết năm 2013. Việt Nam nhập khẩu chính từ Úc các mặt hàng như ngũ cốc, tân dược, tàu biển, máy chế biến thực phẩm, thiết bị điện, kim loại, sắt thép, thực phẩm, hóa chất, v.v... Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 1,586 tỷ USD, giảm 10,46% so với cùng kỳ năm 2012.

Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2014 kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, đạt 1,55 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Úc các mặt hàng chính gồm lúa mì, kim loại thường khác, phế liệu sắt thép, than đá, bông các loại, quặng và khoáng sản khác, v.v… Đây đều là các mặt hàng đầu vào cho sản xuất trong nước.

Gợi ý cho doanh nghiệp

Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Úc – Niu-di-lân (AANZFTA) đã có hiệu lực từ năm 2010. Các doanh nghiệp để tận dụng mức giảm thuế trong AANZFTA cần phải nắm chắc quy tắc xuất xứ (ROO) và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận để hưởng ưu đãi.

Ngoài ra, đối với thị trường Úc họ đòi rất cao các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc hàng hóa, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu các doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chí đó, gây mất uy tín một lần thì những lần sau nhập khẩu vào sẽ bị kiểm tra rất kỹ và khó khăn. Ví dụ đối với hàng thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định nguy cơ cao hoặc trung bình của thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng, v.v...

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 9 tháng đầu năm 2014

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Úc trong 9 tháng đầu năm 2014 đã đạt 4,6 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 3,05 tỷ USD, tăng 25%, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,55 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ. Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Úc gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, v.v...

Dán nhãn xuất xứ nguồn gốc đối với hải sản trong các nhà hàng tại Úc

Hơn 70% hải sản bán ở Úc được nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành công nghiệp hải sản nói rằng thực khách đang bị đánh lừa để họ tin rằng cá giá rẻ mà họ ăn là cá đánh bắt ở Úc – trong khi thực ra đây là những sản phẩm xuất phát từ các nước châu Á như Việt Nam và Thái Lan.

Tại Úc, trong khi các nhà bán lẻ cần phải dán nhãn ghi rõ nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng cá tươi thì các nhà hàng, quán rượu và câu lạc bộ không bị ràng buộc bởi các luật lệ tương tự - ngoại trừ Vùng Lãnh thổ Bắc Úc.

Chủ tịch Hội Nông dân nuôi cá chẽm Úc (barramundi), ông Marty Phillips, cho biết theo luật các cửa hàng thực phẩm ở Vùng Lãnh thổ Bắc Úc bị ràng buộc bởi các luật lệ phải dán dãn cho biết nguồn gốc xuất xứ của các loại cá họ bán.

Ông Phillips cho rằng thực khách vẫn rất vui vẻ để trả tiền cho các sản phẩm thực sự được bảo đảm là sản phẩm của Úc.

Luật về khai thác gỗ bất hợp pháp của Úc – Thông tin dành cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Úc

Việc buôn bán gỗ khai thác lậu gây bất lợi cho doanh nghiệp hợp pháp, gây những hậu quả xã hội và môi trường tiêu cực, bán phá giá trên thị trường và đe dọa việc đầu tư, lợi nhuận và việc làm trong khu vực.

Theo những luật này, ai nhập khẩu gỗ hoặc sản phẩm gỗ đã bị khai thác bất hợp pháp tại nước xuất xứ vào nước Úc là phạm luật.

Từ ngày 30 tháng 11 năm 2014, doanh nghiệp nhập khẩu vào Úc sẽ phải khảo sát tính hợp pháp bằng cách thu thập thông tin, đánh giá mức nguy cơ và nếu mức nguy cơ không phải là thấp, doanh nghiệp phải giảm thiểu nguy cơ sản phẩm gỗ bị khai thác bất hợp pháp khi nhập khẩu vào Úc. Những luật này sẽ được áp dụng công bằng đối với nhà chế biến gỗ thô khai thác tại Úc.

Các luật này không giám sát các đối tác thương mại của Úc. Chúng chỉ áp đặt những yêu cầu lên các doanh nghiệp nhập khẩu vào Úc và tìm cách giảm thiểu nguy cơ gỗ khai thác lậu đang được đưa vào thị trường Úc.

Các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam khi nhập khẩu vào Úc trong tháng 9/2014

Trong tháng 9/2014, Việt Nam chỉ có 1/32 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Trong tháng 9/2014, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm dưới đây có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. Những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định. Việt Nam có 1/8 trường hợp nào vi phạm trong tháng 9/2014.

Mời tham dự Hội chợ Quốc tế hàng tổng hợp Úc 2014

Hội chợ quốc tế tổng hợp của Úc (Australian International Sourcing Fair - AISF) được tổ chức hàng năm kể từ năm 2010 tại thành phố Melbourne. Hiện nay, Thương vụ Việt Nam tại Úc đang phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức hai gian hàng tại Hội chợ.

Đây là hội chợ duy nhất của Úc chọn cách tiếp cận theo nguồn hàng, nhằm kích thích, tạo cơ hội đẩy mạnh tìm kiếm, đa dạng hóa nguồn hàng trên phạm vi toàn cầu, đẩy mạnh liên kết, liên doanh, tổ chức sản xuất, gia công hàng hóa ở nước ngoài, giúp tối ưu hóa nguồn hàng, góp phần rút ngắn chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả trong liên kết sản xuất, giao thương, tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới.

Đối tượng tham dự Hội chợ AISF là các nhà bán buôn, nhà nhập khẩu, nhà cung ứng, chuỗi bán lẻ, các thương hiệu bán lẻ, các đại lý, các nhà thiết kế thời trang, các nhà sản xuất và các nhà phân phối.

Chi tiết bản tin thị trường Úc tháng 10 xem tại đây: //dl.dropboxusercontent.com/u/5541112/newsletter/1410v/newsletter.html


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website