Giới thiệu Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc và các chương trình tại Việt Nam
ACIAR được thành lập vào năm 1982 với nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác nghiên cứu nông nghiệp do các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước Úc tiến hành. Các dự án này nhằm giải quyết các vấn đề về nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Các nhà khoa học và các nhà kinh tế nông nghiệp Úc sử dụng kiến thức của họ để phục vụ cho lợi ích của các nước này và của Úc. ACIAR bắt đầu chương trình hợp tác ở Việt Nam từ năm 1993.
Một vài dự án điển hình của ACIAR tại Việt Nam
Lâm nghiệp
Rừng trồng mang lại giá trị cao. Rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam ở miền trung phải chịu một khí hậu khắc nghiệt và đất bạc màu. Các chuyên gia Úc và Việt Nam đã cùng nhau nghiên cứu, đưa vào những giống cây của Úc thích hợp với điều kiện Việt Nam. Những loài này đã được trồng thành công ở nhiều vùng môi trường khắc nghiệt, nâng cao năng suất và chống bạc màu cho đất. Công trình nghiên cứu này đã làm lợi cho những người trồng cây lấy gỗ, các công ty quy mô nhỏ ở nông thôn Việt Nam, những người tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất gỗ trị giá nhiều triệu đô la này. Trọng tâm hiện tại trong công tác nghiên cứu lâm nghiệp của ACIAR tại Việt Nam là nâng cao quản lý rừng trồng để có những loài cây mang lại sản phẩm đồ gỗ với giá trị cao hơn.
Bảo vệ mùa màng
Kiểm soát chuột không sử dụng hoá chất trên cánh đồng. Chuột là vấn đề tồn tại từ lâu củajjjhvà Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam của Việt Nam đã cùng nghiên cứu tập quán kiếm ăn và sinh sản của chuột. Kết quả đã dẫn tới một cách tiếp cận quản lý tổng hợp mới. Đó là một hệ thống bẫy cản (TBS) sử dụng ruộng lúa giả trồng trước vụ lúa thật để nhử chuột. Ruộng lúa giả được bao quanh bởi một bờ rào nhỏ quây nilông với một vài lối vào được tính toán kỹ lưỡng. Bẫy được đặt ở phía sau những lối vào này, bắt được rất nhiều chuột và làm giảm hẳn số lượng của chúng. Bẫy TBS sử dụng những vật tư rẻ tiền, sẵn có và là cách thay thế cho những hoá chất diệt chuột độc hại. Việc sử dụng bẫy TBS và những cách tiếp cận quản lý mới khác đã giúp một số nông dân giảm thất thoát từ 15-20% xuống còn có 5-10%.
Giám định thực vật, kiểm soát sâu bệnh và ruồi hại quả tốt hơn. Để giúp Việt Nam kiểm soát giám định thực vật, ACIAR đã tài trợ một dự án tăng cường khả năng giám định của các chuyên gia nghiên cứu bệnh cây của Việt Nam thông qua đào tạo và thiết lập phòng Lab giám định tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trường Đại học Kỹ thuật Queensland, Đại học Sydney, cùng với Viện bảo vệ Thực vật Quốc gia và Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu những bệnh phổ biến trên rau quả, lần đầu tiên xác định nguyên nhân của nhiều loại bệnh . ĐH Nông nghiệp Hà Nội hiện đã có một phòng Lab giám định hiện đại, là một địa điểm đào tạo quý lp['giá dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Với mức độ thực tế đồng ruộng nhiều hơn, ACIAR mới đây đã hỗ trợ các phòng Lab giám định thực vật ở Quảng Nam và Nghệ An, giúp cơ quan Bảo vệ Thực vật ở các địa phương này tư vấn đúng lúc và chính xác cho nông dân về bệnh cây.
Dự án kiểm soát ruồi hại quả là một ví dụ khác về thành công của ACIAR trong nghiên cứu bảo vệ mùa màng. Thông qua một dự án hợp tác rộng giữa Forster Việt Nam, Bayer và Quỹ Crawford, Trung tâm quản lý ruồi hại quả (ĐH Griffith), Viện nghiên cứu hoa quả miền Nam và Viện bảo vệ Thực vật Quốc gia của Việt Nam, dự án đã phát triển một loại bả protein từ phế thải men bia để nhử ruồi hại quả. Bả này được trộn thêm một lượng nhỏ thuốc trừ sâu rồi phun điểm lên từng cây trong vườn. Kết quả là một phương pháp diệt ruồi hại quả giá thành thấp và thân thiện với môi trường đã ra đời. Một ưu điểm nữa của phương pháp này là phế thải men bia được tận dụng và không thải vào môi trường. Nghiên cứu này đã được thương mại hoá thành công, và nhanh chóng được tiếp nhận trên diện rộng ở miền Bắc và Nam Việt Nam. Giảm thiểu thất thoát mùa màng làm tăng thu nhập tới 200% ở một số vườn cây ăn quả vùng Đồng bằng sông Cửu long.
Thuỷ sản
Các dự án do ACIAR tài trợ trong lĩnh vực thuỷ sản bắt đầu từ năm 1998 và rất nhiều dự án đã giúp cải thiện sản phẩm cá ao hồ nước ngọt và tăng thu nhập cho các chủ trang trại và ngư dân quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra được những lợi ích mà ngư dân nuôi cá nước ngọt có được và hiệu quả của cách quản lý tốt hơn. ACIAR cũng đã tập trung vào thức ăn dinh dưỡng cho cá để phát triển những loại thức ăn phù hợp và kinh tế, giảm phụ thuộc vào nguồn thức ăn bằng cá tự nhiên. Nghiên cứu này đã được triển khai đối với cá Tra (cá Basa) và cua bùn. Gần đây, ACIAR đã triển khai một chương trình rất thành công về lĩnh vực phát triển nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu và ngao), đặc biệt tập trung vào kỹ thuật nuôi ương giống nhuyễn thể tại tỉnh Quảng Ninh. Kỹ thuật cải tiến này đã đẩy nhanh sự phát triển của các hộ nuôi quy mô nhỏ trong khu vực nước được đảm bảo tại khu vực gần Vịnh Hạ Long.
Chăn nuôi
Giống lợn tốt hơn. Sản phẩm lợn là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Tuy nhiên các giống lợn địa phương chậm lớn, thịt có hàm lượng chất béo cao. Viện khoa học Nông nghiệp Miền nam Việt Nam đã cùng với Bộ Công nghiệp chủ chốt của Queensland (QDPI) đưa vào giống lợn Úc rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Lai giống lợn của Việt Nam và Úc cho ra đời thế hệ mới lớn nhanh hơn với hàm lượng nạc nhiều hơn. Thông qua các dự án do AusAID đồng tài trợ, 5 trung tâm phối giống nhân tạo đã được trang bị và cho ra đời những giống mới hơn, ưu việt hơn. Một báo cáo đánh giá độc lập đã ước tính rằng đến năm 2010, giá trị của dự án này đối với những chủ trang trại nuôi lợn Việt Nam có thể đạt tới 325 triệu đô la Mỹ.
Vắc xin cho gia cầm. Chăn nuôi gia cầm là một nguồn thu nhập chính cho nhiều chủ trang trại nhỏ ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này phải đối mặt với nguy cơ bệnh dịch lớn. Văcxin và dụng cụ chẩn đoán bệnh ở gia cầm Việt Nam, trong đó có cả bệnh Niu Cát sơn ở gà đã được các chuyên gia Úc và Việt Nam nghiên cứu qua những dự án do ACIAR tài trợ. Những loại vắc xin này hiện đang được Công ty Thú y Quốc gia Việt Nam phân phối trên khắp Việt Nam và Cămpuchia. Các chương trình đánh giá độc lập ước tính rằng đến năm 2012, các chủ trang trại nuôi gia cầm Việt Nam sẽ hưởng lợi tới 40 triệu đô la Mỹ từ kết quả của nghiên cứu này.
Thức ăn để nuôi bò thịt. Ở Quảng Ngãi và Quảng Nam, các nhà khoa học của Úc và của trường Đại học Huế đã phát triển chế độ chăn nuôi sử dụng những thức ăn sẵn có ở địa phương để cải thiện sức khoẻ và sản phẩm của đàn bò thịt. Dự án phối hợp cùng World Vision ở Quảng Nam cho thấy các làng nhỏ miền núi đã cải thiện được chất lượng sản phẩm và thu nhập của họ bằng những thay đổi đơn giản nhưng phù hợp trong trồng cỏ làm thức ăn và quản lý đàn bò. Hiện nay những nghiên cứu tương tự cũng đang được mở rộng thực hiện tại vùng Duyên hải Nam trung bộ và sẽ sớm được kết nối với nghiên cứu điển hình về những chuỗi giá trị của bò thịt tại tỉnh Dak Lak.
Các đơn vị có quan tâm, xin liên hệ:
Ông Geoff Morris - Trưởng Đại diện ACIAR tại Việt Nam
Tel +84 4 3774 0202
Fax +84 4 3831 7707
Di động +84 903 406 102
Email [email protected]
Bà Nguyễn Thị Thanh An - Trợ lý Trưởng Đại diện ACIAR tại Việt Nam
Tel +84 4 3774 0263
Fax: +84 4 3831 7707
Mobile: +84 904 851 466
Email [email protected]