Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin thị trường Nam Phi tháng 9 năm 2014

Thị trường Nam Phi trong tháng 8/2014 nổi bật với sản xuất và tiêu thụ hàng công nghiệp tăng, sản xuất và tiêu thụ hàng nông lâm ngư nghiệp tăng. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. Tồn kho nông sản giảm.

Tháng 8/2014 so với tháng 7/2014 chỉ số giá sản xuất công nghiệp không thay đổi. Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp tăng 1,3 % trong đó nông nghiệp tăng 1,9 %.

Tiêu thụ hàng công nghiệp tăng 6,9 điểm. Bán buôn tăng 3,6 điểm. Bán lẻ tăng 0,7 điểm. Tiêu thụ ô tô giảm 1,2 điểm. Khai thác vàng giảm 0,5 điểm. Khai thác khoáng sản giảm 3,7 điểm. Chỉ số lạm phát (CPI) là 6,4 %, tăng 0,1 % so với tháng 7/2014. Giá lương thực và đồ uống không cồn tăng 0,8 %. Chỉ số cước vận tải tăng 0,4 %.

Xuất khẩu tháng 8/2014 đạt 7,72 tỷ USD, giảm 9,6 % so với tháng 7/2014. Xuất khẩu 8 tháng 2014 đạt 63,88 tỷ USD, tăng 5,9 % so với 8 tháng 2013.

Nhập khẩu tháng 8/2014 đạt 9,35 tỷ USD, tăng 1,4 % so với tháng 7/2014. Nhập khẩu 8 tháng 2014 đạt 70,95 tỷ USD, tăng 8,3 % so với 8 tháng 2013.

Việt nam xuất khẩu sang Nam Phi tháng 8/2014 đạt 92 triệu USD, giảm 6 % so với tháng 7/2014. Việt nam xuất khẩu sang Nam Phi 8 tháng 2014 đạt 767 triệu USD, tăng 8 % so với 8 tháng 2013.

Việt nam nhập khẩu từ Nam Phi tháng 8/2014 đạt 24 triệu USD, giảm 17 % so với tháng 7/2014. Việt nam nhập khẩu từ Nam Phi 8 tháng 2014 đạt 140 triệu USD, tăng 19 % so với 8 tháng 2013.

Chi tiết thị trường:

Tháng 8/2014 so với tháng 7/2014 sản xuất công nghiệp tăng 2,2 % trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống giảm 5,3 %. Nhóm hàng dệt may giầy dép giảm 2,1 %. Nhóm hàng gỗ giấy giảm 5,5 %. Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa giảm 0,8 %. Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại giảm 8,2 %. Nhóm hàng kim loại máy móc tăng 16,2 %. Nhóm hàng thiết bị điện tăng 30,8 %. Nhóm hàng điện tử tăng 10,6 %. Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 16,6 %. Nhóm hàng nội thất giảm 5,9 %.

Tháng 8/2014 so với tháng 7/2014 tiêu thụ hàng công nghiệp tăng 4,3 % trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống giảm 2,7 %. Nhóm hàng dệt may giầy dép tăng 0,8 %. Nhóm hàng gỗ giấy tăng giảm 7,8 %. Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa giảm 5,2 %. Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại giảm 0,6 %. Nhóm hàng kim loại máy móc tăng 25,4 %. Nhóm hàng thiết bị điện giảm 37,2 %. Nhóm hàng điện tử tăng 15,3 %. Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 9,7 %. Nhóm hàng nội thất giảm 0,6 %.

Ngô: Tổng cung ước tính 14,5 triệu tấn bao gồm 589 nghìn tấn tồn kho tại thời điểm 01/05/2014, 13,8 triệu tấn thu hoạch vụ này. Tổng cầu ước tính 12,28 triệu tấn bao gồm tiêu thụ nội địa 10,13 triệu tấn (4,78 triệu tấn là lương thực cho người, 4,9 triệu tấn dùng làm thức ăn gia súc và nguyên liệu công nghiệp), xuất khẩu 2,16 triệu tấn (1,96 triệu tấn ngô nguyên hạt và 195 nghìn tấn sản phẩm ngô). Tồn kho 2,18 triệu tấn tương đương 81 ngày nhu cầu.

Lúa mỳ: Tổng cung ước tính 4,12 triệu tấn bao gồm tồn kho 547 nghìn tấn tại thời điểm 01/10/2014, thu hoạch vụ này 1,76 triệu tấn, và nhập khẩu 1,80 triệu tấn. Tổng cầu 3,56 triệu tấn bao gồm 3,18 triệu tấn tiêu thụ nội địa (3,18 triệu tấn dùng làm lương thực cho người, 60 nghìn tấn dùng làm thức ăn gia súc), 275 nghìn tấn xuất khẩu (260 nghìn tấn nguyên hạt và 15 nghìn tấn sản phẩm chế biến). Tồn kho ước tính tại mốc 30/09/2015 là 559 nghìn tấn tương đương 63 ngày nhu cầu.

Cao lương: Tổng cung ước tính 325 nghìn tấn bao gồm 50 nghìn tấn tồn kho tại mốc 01/03/2014, 266 nghìn tấn thu hoạch vụ này, và nhập khẩu 9 nghìn tấn. Tổng cầu 199 nghìn tấn bao gồm tiêu thụ nội địa 176 nghìn tấn, xuất khẩu 20 nghìn tấn. Tồn kho ước tính tại mốc 28/02/2015 là 126 nghìn tấn tương đương 278 ngày nhu cầu.

Hạt hướng dương: Tổng cung ước tính 934 nghìn tấn bao gồm tồn kho tại mốc 01/03/2014 là 47 nghìn tấn, thu hoạch vụ này 853 nghìn tấn, và nhập khẩu 30 nghìn tấn. Tổng cầu ước tính 795 nghìn tấn (1.000 tấn dùng cho con người, 4.000 tấn dùng cho gia súc, 780 nghìn tấn dùng để ép dầu). Xuất khẩu 10 tấn. Tồn kho ước tính tại mốc 28/02/2015 là 139 nghìn tấn tương đương 65 ngày nhu cầu.

Đậu tương: Tổng cung ước tính 1,09 triệu tấn bao gồm tồn kho tại mốc 01/03/2014 là 62 nghìn tấn, thu hoạch mùa này 914 nghìn tấn, nhập khẩu 110 nghìn tấn. Tổng cầu ước tính 950 nghìn tấn bao gồm 926 nghìn tấn tiêu thụ trong nước (26 nghìn tấn dùng cho con người, 120 nghìn tấn dùng cho gia súc, 780 nghìn tấn dùng để ép dầu), xuất khẩu 40 tấn. Tồn kho ước tính tại mốc 28/02/2015 là 137 nghìn tấn tương đương 54 ngày nhu cầu.

Lạc: dự kiến thu hoạch 78 nghìn tấn.

Đỗ đậu các loại: dự kiên thu hoạch 82 nghìn tấn.

Xuất khẩu: So với tháng 7/2014, tháng 8/2014 xuất khẩu rau quả giảm 19 %, xuất khẩu khoáng sản giảm 24 %, xuất khẩu hóa chất giảm 8 %, xuất khẩu kim loại quý và đá quý giảm 15 %, xuất khẩu sắt thép kim loại mầu giảm 6 %, xuất khẩu phương tiện vận tải tăng 13 %.

Nhập khẩu: So với tháng 7/2014, tháng 8/2014 nhập khẩu khoáng sản tăng 11 %, nhập khẩu máy móc và hàng điện tử tăng 5 %, nhập khẩu phương tiện vận tải giảm 7 %, nhập khẩu cụm thiết bị giảm 5 %.

Xem chi tiết bản tin tại đây.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website