Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số khuyến cáo đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập cho biết, một số doanh nghiệp nhập khẩu (DN NK) Ai Cập thường khiếu nại hàng thủy sản Việt Nam chất lượng không đồng đều, không vượt qua được kiểm tra về an toàn thực phẩm nên việc thông quan khó khăn, gây thêm nhiều chi phí tại cảng như chi phí lưu kho, bãi, chi phí điện, v.v…

Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập

Là một quốc gia lớn tại Châu Phi với dân số 85 triệu người, trong số đó 90% là người Hồi giao, Ai Cập có nhu cầu rất lớn đối với mặt hàng thủy sản. Nhu cầu tiêu thụ cá của Ai Cập trong những năm gần đây khoảng 2 triệu tấn/năm, trong khi nguồn cung nội địa từ các hồ nước lớn, sông Nile và các trang trại không thể đáp ứng đủ nhu cầu và chủng loại.

Thủy hải sản luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Ai Cập. Ngoại trừ năm 2013 do ảnh hưởng của chính trị dẫn đến nguồn cung ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu suy giảm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập luôn có xu hướng tăng theo từng năm. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản sang Ai Cập đạt 57,2 triệu USD. 9 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang Ai Cập đã đạt mức ngang bằng cả năm 2013, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang Ai Cập giai đoạn 2011- 9T/2014

Đơn vị: USD

Năm 2011 2012 2013 9T/2014
Kim ngạch 62.893.315
79.613.688
57.217.549
57.075.403

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập chủ yếu là nhóm mặt hàng cá tra thuộc mã 0304, tôm các loại (đặc biệt là tôm chân trắng sống/tươi.đông lạnh), cá ngừ đóng hộp và phi lê cá.

Bảng các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập năm 2013 và 9 tháng 2014
 

Mặt hàng Kim ngạch 2013 Kim ngạch 9T/2014
Cá sống + cá cảnh mã 0301 150  
Cá tươi/đông lạnh (trừ cá ngừ, tra) thuộc 0302 và 0303 55.966 345.226
Phile cá và các loại thịt cá (không bao gồm chả cá và surimi) 131.477 9.509
Cá ngừ đóng hộp (mã 16) 1.306.065 1.430.545
Cá ngừ thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) 221.682 33.305
Cá tra sống/tươi/đông lạnh/khô thuộc mã 03 (trừ cá thuộc mã 0304)  
1.900.582
Cá tra thuộc mã 0304
40.065.726
35.897.508
Mực sống/tươi/đông lạnh (mã 03)
57.021
63.021
 
 
Nhuyễn thể chế biến (trừ mực và bạch tuộc)  mã 160590
12.282
49.772
 
 
 
 
Tôm chân trắng chế biến (mã 16) 31.133
221.827
Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (mã 03) 13.319.808
15.900.488
Tôm loại khác chế biến khác (mã 16) 191.187  
Tôm loại khác sống/tươi/đông lạnh (mã 03) 7.388
17.961
Tôm sú chế biến khác (mã 16) 65.676
68.681
 
 
Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (mã 03) 1.751.988
1.136.981
TỔNG  
57.217.549
 
57.075.403

(Nguồn: VASEP)

Năm 2013, xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập đạt 57,2 triệu USD, trong đó riêng mặt hàng cá tra thuộc mã HS 0304 đạt 40 triệu USD, mặt hàng tôm chân trắng mã 03 đạt 13, 3 triệu USD. 9 tháng đầu năm 2014, cá tra tiếp tục chiếm tới 62% giá trị xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập, đạt 35,8 triệu USD, tôm chân trắng mã 03 đạt xấp xỉ 16 triệu USD, chiếm 28% giá trị hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Tôm sú là mặt hàng thủy sản có giá trị lớn thứ 3 được xuất khẩu sang Ai Cập, với kim ngạch 1,1 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2014.

Một số khuyến cáo đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập cho biết, một số doanh nghiệp nhập khẩu (DN NK) Ai Cập thường khiếu nại hàng thủy sản Việt Nam chất lượng không đồng đều, không vượt qua được kiểm tra về an toàn thực phẩm nên việc thông quan khó khăn, gây thêm nhiều chi phí tại cảng như chi phí lưu kho, bãi, chi phí điện, v.v…

Về giá chào bán sản phẩm tại cùng thời điểm cũng không ổn định. Chính điều này khiến khách hàng Ai Cập thắc mắc và cho rằng bị tăng giá bất hợp l‎ý. Vì lý do đó, phía nhà NK đã không trả tiền ngay để nhận bộ chứng từ hoặc để hàng tồn đọng tại cảng biển. Điều này gây tâm lý lo ngại, tạo áp lực giảm giá mạnh và gây tổn thất cho DN Việt Nam. Có những lô hàng đến cảng, phía nhà NK đã ép DN Việt Nam giảm đến gần nửa giá chào bán ban đầu trong hợp đồng đã ký kết…

Đối với hợp đồng thương mại, các điều khoản trong hợp đồng ký kết do phía Việt Nam soạn thảo thường rất sơ sài, không nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên nên dễ bị đối tác gây khó khăn. Hầu hết hợp đồng đều không quy định điều khoản khiếu nại. Vì vậy mỗi khi có tranh chấp xảy ra, các đối tác thường gặp trực tiếp Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, gây nhiều khó khăn, trở ngại khi Thương vụ hỗ trợ DN hai bên giải quyết sự việc.

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á khuyến cáo DN XK thủy sản Việt Nam cần lưu ý các điều sau đây để tránh ảnh hưởng tới XK thủy sản sang Ai Cập:

Thứ nhất, cần đảm bảo chất lượng hàng hóa XK luôn ổn định để tránh gặp khó khăn khi cơ quan chức năng của Ai Cập kiểm tra an toàn thực phẩm.

Thứ hai, khi đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác Ai Cập, các DN nên lựa chọn các phương thức giao hàng, phương thức thanh toán mà lợi thế không quá nghiêng về phía người mua, tránh hiện tượng phía NK không nhận hàng để ép giảm giá.

Thứ ba, hợp đồng phải có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp (trọng tài hay tòa án) để làm cơ sở cho việc giải quyết khi phát sinh tranh chấp.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website