Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Báo cáo tình hình kinh tế Thái Lan năm 2015

Năm 2015, nền kinh tế Thái Lan đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính xuất phát từ bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, đặc biệt là tại các quốc gia đối tác thương mại hàng đầu của Thái Lan gồm Trung Quốc, Nhật Bản, và Hoa Kỳ và ảnh hưởng từ bất ổn chính trị trong nước.

Bên cạnh đó, việc không ủng hộ của Chính phủ các nước trong khối EU và Mỹ đối với chính quyền quân sự và ưu đãi thuế quan phổ cập mà Liên minh Châu Âu dành cho Thái Lan hết hiệu lực cũng là những cản trở lớn đối với hàng hóa Thái Lan khi thâm nhập các thị trường tại các nước này.

Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5/2014, Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha đã thực hiện chính sách cải cách kinh tế thông qua các biện pháp cải tổ trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Nổi bật trong số những chính sách được thực hiện là những thay đổi về ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài, cải tổ hệ thống doanh nghiệp Nhà nước và phát triển sản xuất hướng vào thị trường nội địa thay vì hướng về xuất khẩu.

Với những nỗ lực của Chính quyền quân sự, trong 9 tháng đầu năm 2015 kinh tế đã tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu đạt kim ngạch 161,56 tỉ Đô-la Mỹ. Dự kiến cả năm 2015, kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng khả quan ở mức 2,7%. Một trong những điểm tối của bức tranh kinh tế 2015 là đầu tư nước ngoài giảm mạnh, trong 9 tháng đầu năm 2015 đã giảm 33% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, du lịch là ngành giúp nền kinh tế Thái Lan khởi sắc. Trong đó, số lượng khách du lịch tăng 9% so với cùng thời điểm của năm 2014. Nhìn chung, cả năm 2015, nền kinh tế Thái Lan sẽ phục hồi lại đà tăng trưởng và tạo tiền đề cho bước phát triển tốt hơn trong năm 2016.

Những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Chính phủ Thái Lan đã thông qua Chiến lược Xúc tiến Đầu tư mới giai đoạn 2015-2021. Chiến lược mới đã chính thức có hiệu lực từ tháng 01/2015. So với chiến lược được thông qua vào năm 2013, sự khác biệt nổi bật bao gồm (i) thay đổi về cơ chế ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài; (ii) mở rộng phạm vi hỗ trợ thông qua các hoạt động tăng cường tính cạnh tranh .

Trước đây, mức độ ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài được phân loại dựa trên yếu tố địa lý (geography) tại 03 khu vực chính: (i) Bangkok, Nakhon Pathom, Nonthaburi, Pathoum Thani, Samut Prakan, và Samut Sakhon; (ii) Ang Thong, Ayutthaya, Chachoengsao, Chon Buri, Kanchanaburi, Nakorn Nayok, Ratchaburi, Samut Songkhram, Saraburi, Supanburi, Phuket và Rayong; (iii) và 59 tỉnh thành còn lại. Tuy nhiên, Chiến lược Xúc tiến Đầu tư mới giai đoạn 2015-2021 sẽ phân loại mức độ ưu tiên đối với các nhà đầu tư theo từng nhóm ngành công nghiệp.

Ngoài ra, chiến Chiến lược Xúc tiến Đầu tư mới của Chính phủ Thái Lan sẽ dành nhiều ưu đãi đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, thiết kế sản phẩm và bao bì, đào tạo công nghệ và phát triển các nhà phân phối nội địa. Điều này giúp Chính phủ Thái Lan gián tiếp điều tiết sự phát triển của các ngành công nghiệp là trọng tâm phát triển trong chiến lược kinh tế tổng thể.

Chính sách hướng vào thị trường nội địa thay vì hướng tới xuất khẩu

Xuất phát từ thực tế nhu cầu nhập khẩu sụt giảm liên tiếp từ các đối tác thương mại do suy thoái kinh tế toàn cầu, chính quyền Thủ tướng Prayut đã thay đổi chiến lược tập trung vào thị trường nội địa thay vì hướng tới xuất khẩu. Nỗ lực này thể hiện qua nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến khích và xúc tiến tiêu dùng nội địa mà điển hình là gói kích thích kinh tế - giai đoạn 2 trị giá 136 tỉ Bạt (khoảng 3,7 tỉ Đô-la Mỹ). Mục đích chính của giai đoạn 2 nhằm kích thích đầu tư tư nhân thông qua việc cấp vốn và ban hành các sáng kiến hỗ trợ khu vực tư nhân. Ngân sách thay vì cấp trực tiếp đến người dân sẽ được phân bổ về các quỹ địa phương (local village fund) để dùng thực hiện các dự án được Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó, chính sách “phân vùng phát triển” là sáng kiến mới của Chính phủ Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, hướng tới nhóm 6 ngành công nghệ triển khai trên phạm vi tại 9 tỉnh thành là Ayutthaya, Pathum Thani, Chon Buri, Rayong, Chachoengsao, Prachin Buri, Nakhon Ratchasima, Chiang Mai và Phuket. Sáu ngành công nghệ được chia làm 2 nhóm: (i) nhóm vùng đặc biệt (super clusters) gồm các ngành sản xuất ô tô và phụ kiện, điện tử, máy móc gia dụng và viễn thông, hóa chất và hóa dầu thân thiện với môi trường, kỹ thuật số; và (ii) nhóm vùng thường (normal clusters) gồm vải vóc và quần áo, và thực phẩm chế biến.

Doanh nghiệp thuộc nhóm vùng đặc biệt sẽ được miễn truy thu thuế hoàn toàn trong 8 năm và giảm 50% trong 5 năm hoạt động tiếp sau đó. Trong khi đó, doanh nghiệp thuộc nhóm vùng thường sẽ được miễn truy thu thuế hoàn toàn trong thời hạn 3-8 năm và giảm 50% trong thời hạn 5 năm hoạt động tiếp theo. Ngoài ra, các chuyên gia làm việc cho các công ty nằm trong khu vực phân vùng, không phân biệt quốc tịch, sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và cấp thẻ cư trú trọn đời.

Các chính sách cải tổ doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

Hiện nay, Thái Lan có 56 DNNN trong nhiều ngành bao gồm cơ sở hạ tầng, tài chính ngân hàng, y tế, dầu khí, viễn thông, hàng không… Các DNNN là thành phần quan trọng của nền kinh tế Thái Lan đóng góp khoảng 10,5% GDP và tạo ra 19,7% trong tổng số hơn 37 triệu việc làm cho người dân Thái (2014). Tuy nhiên, có khoảng 10 DNNN Thái Lan đang có nhiều vấn đề bất ổn về tài chính. Một trong những tồn tại lớn nhất của hệ thống các DNNN là số nợ lớn, hiện đã lên tới con số là 720 tỷ Bạt. Để giải quyết tình trạng trên, Chính phủ Thái Lan đã ban hành một số chính sách sau:

Tư nhân hóa các DNNN: Ủy ban Chính sách DNNN (SEPC) đã đồng ý chủ trương tái cơ cấu và vai trò của các DNNN trong các lĩnh vực viễn thông và công cộng. Trọng tâm sẽ là (1) tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp nhằm khuyến khích các khu vực tư nhân cạnh tranh bình đẳng với các DNNN; (2) tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước; và (3) thúc đẩy hiệu quả hoạt động của DNNN. Bộ Thông tin và Truyền thông (ICT) sẽ đóng vai trò hoạch định chính sách phát triển của ngành viễn thông. Chính phủ cũng sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thái Lan tăng cường quản lý nguồn nước, nhất là việc xử lý nước thải.

Tăng cường giám sát các DNNN: SEPC đang chuẩn bị đề xuất các quy định mới, theo đó xác định hai hệ thống quản lý các DNNN để giám sát hoạt động của doanh nghiệp này nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Chính phủ sẽ thành lập các tổ chức để thay mặt các Bộ quản lý DNNN (tuy nhiên không can thiệp về mặt hành chính) nhằm nâng cao tiêu chuẩn của 12 DNNN. SEPC cũng đã soạn thảo Kế hoạch quốc gia về DNNN trong đó xác định các mục tiêu và định hướng phát triển một cách hệ thống các DNNN. Kế hoạch này hiện đang được chuyển đến Tiểu ban chiến lược DNNN xem xét.

Giải quyết triệt để các tồn tại yếu kém trong các DNNN: SEPC đã đồng ý về tiến trình và giải pháp xử lý 7 DNNN đang hoạt động kém hiệu quả. Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan của Thái Lan (Bộ Tài chính, Bộ Giao thông, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng Trung ương…) tiến hành kiểm toán các DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán đang có vấn đề về tài chính (Thai Airways, Công ty đường sắt quốc gia, Ngân hàng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty quản lý hệ thống giao thông công cộng – BMTA …); đồng thời tăng cường quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả các công ty dịch vụ công cộng và giải quyết các tranh chấp đối với khu vực tư nhân của các DNNN (Công ty viễn thông TOT và CAT Telecom) trong kinh doanh dịch vụ viễn thông 4G. Chính phủ cũng sẽ xem xét phương án cổ phần hóa đối với Công ty Quản lý tài sản thương mại Bangkok (BAM) đảm bảo tính minh bạch và công bằng, cũng như quyền sở hữu hợp pháp của các DNNN. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dự kiến sẽ phát hành trái phiếu để trả nợ và xem xét giảm tỷ lệ sở hữu từ 2 – 5% đối với mỗi công ty.

Song song với việc thực hiện các chính sách ở trên, Chính phủ Thái Lan cũng đang rất tích cực phát triển các mối quan hệ về thương mại, đầu tư và du lịch với nước ngoài, trong đó, ưu tiên kết nối với các nền kinh tế trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đồng thời, Chính phủ cũng bày tỏ rõ quan điểm xúc tiến đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và coi đây là trọng tâm quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại của Thái Lan thời gian tới. Thái Lan hiện có tổng cộng 12 FTA với các nước và khu vực và đang xem xét xúc tiến đàm phán tiếp với Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, một trong những mối quan tâm lớn nhất của Chính phủ là cân nhắc việc tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong bối cảnh một số nền kinh tế trong khu vực là thành viên của TPP đang bắt đầu cho thấy hiệu quả mà TPP mang lại, đặc biệt là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Phía cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Thái Lan cũng tỏ ra hết sức sốt sắng và mong muốn Chính phủ sớm tham gia đàm phán để gia nhập trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đang tham gia tích cực vào đàm phán các hiệp định thương mại đa phương khác như APEC, RCEP,.... Tất cả những động thái này cho thấy Chính phủ Thái Lan đang tăng cường hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website