Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

GDP Úc tăng trưởng cao hơn kỳ vọng, đạt 2.5% nhờ xuất khẩu mạnh hơn

Kinh tế Úc đang có dấu hiệu lấy lại đà, với tăng trưởng GDP đạt 2,5% trong năm qua, cao hơn kỳ vọng. Đây là mức tăng mạnh từ tỉ lệ 2% tăng trưởng tính theo năm khá thất vọng được công bố theo quý vào tháng 6/2015; mức tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong vòng 18 tháng qua, nhưng vẫn dưới chiều hướng dài hạn của nền kinh tế. GDP tăng 0,9% trong quý 3 so với kỳ vọng của thị trường là 0,8%.

Xuất khẩu ròng tăng và nhất là do hoạt động khai mỏ tăng 5,2% sau khi suy giảm vào quý trước là động lực chính giúp GDP đạt được mức tăng trưởng cao hơn kỳ vọng. Xuất khẩu được điều chỉnh theo mùa tăng 5,4%, trong khi nhập khẩu giảm 1,8%. Khu vực dầu khí tăng 10,4%, quặng sắt tăng 5%, than tăng 4,6% cũng đóng góp lớn cho tăng trưởng quý vừa qua. Điểm đen chính là xuất khẩu của khu vực nông thôn trong quý giảm 6,4%. Tăng trưởng trong khu vực xuất khẩu mạnh hơn bù đắp sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân và đầu tư công lần lượt giảm 2,9% và 9,2%.

Phát biểu tại Perth sau khi số liệu được công bố, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Glenn Stevens cho biết mức tăng trưởng GDP này mạnh hơn một chút so với dự báo của Ngân hàng Trung ương. Với dự báo kinh tế tăng trưởng 2,25% trong năm nay, GDP chỉ cần tăng 0,1% trong quý IV.

Tuy nhiên, theo ông Tom Kenedy, nhà kinh tế của JP Morgan, dường như “tất cả trứng của Úc đang được để trong giỏ thương mại ròng; kết quả là, nền kinh tế nội địa, trừ thương mại, co lại 0,6%, mức giảm lớn nhất theo quý kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra”. Ông lưu ý rằng kết quả thương mại bùng nổ phần lớn nhờ vào sự hồi phục của xuất khẩu tài nguyên, sau khi đóng cửa các cảng do tác động của thời tiết trong quý II. Vì thế, mức độ đóng góp của hiện tại sẽ không lặp lại trong các báo cáo sắp tới. Tiêu dùng hộ gia đình, thành phần lớn nhất của GDP, tăng 0,7% tính theo các điều chỉnh theo mùa, trong khi tiêu dùng chính phủ cũng tăng 0,7%.

Thu nhập còn lại sau khi nộp thuế và đóng phí bảo hiểm thực tế, thước đo rộng lớn hớn về sự thay đổi trong phúc lợi quốc gia, giảm 1,2%, khá mạnh so với mức tăng trưởng tổng thể của nền kinh tế. Nhà kinh tế Su-Lin Ong của hãng RBC nhận định kết quả thậm chí còn đáng lo ngại hơn trên cơ sở đầu người. Bà nói: “Có lẽ đáng chú ý nhất, thước đo mức sống chủ chốt - thu nhập bình quân đầu người sau khi nộp thuế và đóng phí bảo hiểm, giảm trong quý thứ sáu liên tiếp, giảm 0.5% và 2.4% nếu tính theo năm.”

Nhu cầu nội địa tổng thể giảm mạnh hơn trong quý III, mức giảm mạnh nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra. Tại New South Wales, nhu cầu nội địa giảm 0,2% so với mức tăng 1,1% trong quý 2, trong khi nhu cầu tại Victoria không tăng sau khi tăng 1,3% trong quý trước. Vùng lãnh thổ phía Bắc có mức giảm nhu cầu nội địa lớn nhất: 7,1%, Tây Úcgiảm 1,3%, Queensland giảm 0,2%. Nhu cầu nội địa tại Nam Úc và Tasmania đều tăng 1,3%.


Tin nổi bật

Liên kết website