Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành hàng dệt may thị trường Thổ Nhĩ Kỳ

Ngành dệt may Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử từ thời Đế chế Ottoman. Trong thế kỷ 16 và 17, được mở rộng và phát triển mạnh mẽ ngay cả tại giai đoạn suy yếu của Đế chế Ottoman. Ngành này có những bước phát triển nhanh và vững chắc cả về sản lượng, quy mô, chất lượng và thương hiệu. Việc trồng và chế biến bông phát triển cũng tạo đà thuận lợi cho ngành này trong những năm sau này.

Đến năm 1972, ngành dệt may đạt mức độ phát triển cao sau khi kết thúc giai đoạn phát triển theo kế hoạch lần thứ nhất. Từ năm 1980 đến năm 1989 là giai đoạn mở rộng phát triển ra nước ngoài.

Dệt may là một trong những lĩnh vực quan trọng trong ngoại thương và nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm khoảng 6 – 7% GDP. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 40 ngàn công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may với lực lượng lao động ước tính khoảng trên 750 ngàn người lao động trực tiếp với tay nghề cao và tạo việc làm gián tiếp cho một lực lượng lao động lớn khác.

Công suất máy móc hàng dệt của Thổ Nhĩ Kỳ hiện chiếm khoảng 3% công suất dệt kim sợi ngắn của thế giới; 5% dệt kim sợi dài, 3,5% công suất dệt không thoi; 1,9% công suất dệt thoi và 5,1% công suất dệt len. Đa số các nhà máy dệt có quy mô trung bình. Nhiều cơ sở sản xuất đã có các hệ thống sản xuất liên hoàn. Công xuất đạt khoảng 1,35 triệu tấn/năm đối với hàng dệt và khoảng 2,25 triệu tấn/năm đối với hàng len. Những năm gần đây việc sản xuất một số sản phẩm dệt như quần áo nịt (bó sát người), bít tất và các hàng dệt kim khác tăng trưởng nhanh chóng với sự đầu tư mới, ước tính khả năng sản xuất đạt đến 200 triệu tá/năm. Nguyên liệu sợi tổng hợp cũng được sản xuất với khối lượng lớn.

Sản xuất hàng may mặc của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là nhân tố chính trong ngành công nghiệp may mặc thế giới. Hiện nước này đứng thứ 8 về sản xuất và thứ 4 về tiêu thụ cotton trên thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất cotton hữu cơ sau Ấn Độ và Syria; là nhà cung cấp lớn thứ 6 thế giới và thứ 2 EU. Hiện có khoảng trên 18.000 nhà máy, cơ sở may, trong đó 2.000 nhà máy có quy mô lớn và sản xuất với công nghệ rất hiện đại, mỗi nhà máy sử dụng trên 150 lao động và doanh số bán hàng trên 15 triệu USD hàng năm.

Các vùng sản xuất hàng dệt may chủ yếu là Istanbul, Izmir, Denizli, Bursa, Kahramanmaraş và Gaziantep. Trong đó, có những điểm rất nổi tiếng về sản xuất và buôn bán hàng dệt may như Laleli – Aksaray, Nisantasi – Sisli…tại thành phố Istanbul. Tại đây, hàng hóa được sản xuất và tập kết chuyển đi các vùng và các nước trong khu vực Châu Âu.

Với sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, các sản phẩm dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ có tính trạnh tranh cao, thời trang và chất lượng, tạo được lòng tin trên thị trường thế giới, đặc biệt rất gần gũi với các thị trường Châu Âu.

Đối với thị trường nội địa, hàng dệt may Thổ Nhĩ Kỳ được người tiêu dùng rất ưu chuộng. Với dân số trên 75,6 triệu người, sức mua nội địa của nước này là rất lớn đối với các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng dệt may. Hàng dệt may được Thổ Nhĩ Kỳ được bán rộng rãi ở khắp các cửa hàng lớn nhỏ, từ chợ trời đến siêu thị tại 81 tỉnh và thành phố trên toàn lãnh thổ quốc gia này với các loại phẩm cấp khác nhau từ chất lượng trung bình, khá, tốt đến chất lượng cao, giá cả hợp lý.

Các công ty sản xuất hàng dệt may lớn của Thổ Nhĩ Kỳ như Tema Mağazacilik, Yeşim Tekstil San. ve Tic, Orta Anadolu Tic. Ve San, Altinyildiz Mensucat, Korteks Mensucat Sanayi, Sarar Giyim…Các thıõng hiệu nổi tiếng như Sarar, Yargici textile, Mavi jeans, Ipekyon, Kotton, Waikiki LC…

Bên cạnh những thuận lợi, hiện ngành dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ bị cạnh tranh gay gắt của hàng xuất khẩu giá thấp từ trung Quốc ngay tại thị trường nội địa cũng như thị trường Châu Âu và Mỹ. Ngành này cũng đang trong quá trình chuyển đổi từ việc sản xuất đại trà quần áo may sẵn cho các nhà sản xuất có tên tuổi trên thế giới, các hãng thời trang và các cửa hàng lớn tại Châu Âu sang việc nâng cao hơn nữa hình ảnh, tạo mẫu mốt và các thương hiệu cho riêng mình, phục vụ cho nhiều tầng lớp người dân trong các xã hội tiêu dùng và xuất khẩu.

Đi theo xu hướng này, nhiều công ty may hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang xây dựng các nhà mẫu riêng của mình, xây dựng hệ thống bán hàng ở nước ngoài, thành lập các liên doanh với các nhà phân phối ở nước ngoài và mua lại một số hệ thống phân phối, nhãn hàng từ các công ty của các nước Tây Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã sản xuất quần áo may sẵn phục vụ bán lẻ cho nhiều hãng thời trang nổi tiếng của Tây Âu và Mỹ từ Versace đến Benetton, Wal-Mart và Carrefour trong 2 thập niên qua.
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là các nước Châu Âu (Nga, Italia, Đức, Rumania, Ban Lan…), Trung Đông, Mỹ.

Mặc dù là nước xuất khẩu lớn về hàng dệt may, nhưng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu nên hàng năm nước này vẫn nhập khẩu hàng dệt may với giá trị không nhỏ.

Về thị trường, các nước chính xuất khẩu quần áo sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm Italia, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Bulgaria, Ấn Độ, Hy lạp và Hà Lan. Các nước chính xuất khẩu sợi và hàng dệt sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm Mỹ, Italia, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Pakistan, Indonesia và Hy Lạp.

Các công ty nước ngoài rất chú trọng dịch chuyển sản xuất tới Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện có 294 công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dệt may dưới hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Nhiều công ty hàng đầu thế giới như Hugo Boss và Levi Strauss có nhà máy hoạt động sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhãn hiệu bán lẻ nổi tiếng như Mark and Spencer, JC Penny và Sears đã đặt các văn phòng và đại lý để mua hàng theo ủy quyền của họ. Các công ty GAP, Next va Nike cũng mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất Thổ nhĩ Kỳ phục vụ cho hệ thống bán lẻ toàn cầu của họ. Với 50% dân số tuổi dưới 28 và có vị trí cầu nối với Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng thu hút sự đầu tư sản xuất và kinh doanh của các công ty nước ngoài trong lĩnh vực dệt may.


Tin nổi bật

Liên kết website