Ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ tới Tỷ lệ tiền tệ thực (ORC) của New Zealand
Điều ngạc nhiên, những đồng tiền mới được chọn tham chiếu hầu hết toàn đồng tiền châu Á (trong đó có Đồng Việt nam với tỷ lệ 1% trong TWI). Tuy nhiên, ví trí của các con rồng châu Á trong rổ tiền tệ của New Zealand có ý nghĩa không lớn, trừ Trung Quốc có đồng ND Tệ Trung Quốc (CNY) với tầm quan trọng ngày càng tăng trên trường quốc tế, và đặc biệt với NZ.
Các nhà kinh tế NZ đều nhận thấy Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại quan trọng với nền kinh tế New Zealand như thế nào. Theo RBNZ, tính đến năm 2014, dung lượng thương mại của New Zealand với Trung Quốc là 20%, đứng thứ hai sau Úc- 22%. Với xu hướng tiếp tục chiếm ưu thế, Đồng ND Tệ sẽ sớm chiếm tỷ lệ chi phối trong TWI. Điều này mang ý nghĩa chính sách khá quan trọng, chỉ số TWI là yếu tố đầu vào quan trọng vào quá trình đưa ra quyết định đặt Tỷ lệ tiền tệ thực (ORC) của RBNZ.
Thông thường, với xu thế tăng trưởng, chỉ số trọng thương (TWI) tăng sẽ làm giảm lạm phát, do đó giảm sự cần thiết phải tăng lãi suất. Trong thập kỷ qua, RBNZ chính thức tham chiếu sự kết hợp giữa mức lãi suất và tỷ giá làm ' Chỉ số Điều kiện tiền tệ '.
Thông qua TWI, hiệu suất của đồng CNY đã có sự ảnh hưởng mạnh đến đường dịch chuyển chính sách lãi suất của NZ. Tuy nhiên, tác động của nó hiện giảm bớt bằng cách TQ kiểm soát chặt chẽ tỷ giá hối đoái, cụ thể là tỷ giá USD/CNY và biên độ giao dịch được phép là xung quanh 2,0% được thiết lập hàng ngày của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Đối với New Zealand, sự gia tăng ảnh hưởng của đồng USD trên chính sách tiền tệ điều này có tác dụng khá trớ trêu. Nhờ đồng CNY phụ thuộc vào đồng USD, nên tỷ giá NZD/CNY có xu hướng theo sát giao động của NZD/USD. Tỷ lệ chi phối gộp của USD và CNY trong TWI là 32%, có nghĩa là ảnh hưởng của đô la Mỹ có tác động quá lớn tới các quyết định chính sách của RBNZ.
Trong vài năm tới, điều này sẽ thay đổi. Nâng cao vị thế toàn cầu của đồng CNY là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu của Trung Quốc. Điều kiện cần với TQ là nới lỏng kiểm soát tỷ giá hối đoái. Hiện nay, Trung Quốc đang trong quá trình dần dần nới rộng biên độ, trong đó CNY có thể giao dịch. Cuối cùng, để đạt được sự chấp nhận đầy đủ bởi các nhà đầu tư quốc tế, Trung Quốc sẽ phải để CNY thả nổi tự do.
Hãy tưởng tượng, quốc gia nào đó ra một gây cú sốc tiêu cực cho nền kinh tế Trung Quốc, khi đó tỷ giá NZD/USD sẽ giảm, NZD là một đồng tiền nhạy cảm rủi ro nên rủi ro lớn cũng như lo ngại liên quan đến tiếp xúc với kinh tế trực tiếp NZ tới Trung Quốc. Với một tỷ giá USD /CNY bị kiểm soát, NZ TWI sẽ giảm, hỗ trợ cho nền kinh tế New Zealand.
Tương tự cú sốc này, nhưng với chính sách CNY thả nổi tự do, tỷ giá NZD/USD vẫn giảm, nhưng tỷ giá NZD/CNY có khả năng sẽ tăng, do cú sốc làtrực tiếp với Trung Quốc. NZ TWI sẽ giảm ít hơn so với kịch bản trên và thậm chí về tổng thể có thể là cao, làm trầm trọng thêm giao dịch thương mại liên quan. Trong kịch bản này, nhiều khả năng RBNZ sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Vậy làm thế nào tạo một bức tranh màu hồng? Một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu của Trung Quốc cao hơn cho các sản phẩm NZ. Kinh tế NZ tăng nhịp độ và sẽ tạo ra áp lực lạm phát cho chính nó, RBNZ sẽ có xu hướng tăng lãi suất trong điều kiện này. Với một CNY thả nổi tự do, NZD/CNY sẽ giảm. TWI của NZ sẽ tăng ít hơn so với chế độ CNY cố định, có nghĩa là lạm phát nhập khẩu sẽ tăng nhanh hơn. Kết quả là, RBNZ có thể buộc phải tăng lãi suất một cách nhanh hơn.
Liên kết thương mại mạnh NZ với Trung Quốc có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải thận trọng về sức khỏe của nền kinh tế khổng lồ này. Trong tương lai, cần phải luôn ghi nhớ rằng, nhờ vào TWI trong rổ tiền tệ, bất kỳ cú sốc nào ở Trung Quốc đều có thể tạo ra phản ứng chính sách sớm và mạnh hơn đối với New Zealand.
Nguồn: //www.interest.co.nz/opinion/76200/raiko-shareef-outlines-growing-influence-ocr-yuans-increasing-importance-twi