Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh có nhiều tiềm năng phát triển

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,1%/ năm. Kim ngạch xuất khẩu trung bình trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt 916,7 triệu USD/năm.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh đạt mức cao nhất trong năm 2017, giảm mạnh trong năm 2019, tới năm 2020 mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 879,3 triệu USD, tăng 4,5% so với năm 2019 và tăng 4,8% so với năm 2016.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 - 2020, mặt hàng thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh xuất khẩu chủ yếu tới khu vực Đông Nam Á, kim ngạch xuất khẩu tới khu vực này tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn năm 2016 - 2020, với tỷ trọng chiếm 72,6% trong năm 2020, từ mức 58,9% trong năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất là sang thị trường Singapore và Malaysia, trong năm 2020 tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang các thị trường này chiếm 70,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, từ mức 56,5% trong năm 2016. Như vậy, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang khu vực Đông Nam Á ngày càng mở rộng. Ngoài khu vực Đông Nam Á, thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh còn xuất khẩu tới các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,

Hàn Quốc… nhưng kim ngạch ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tiềm năng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh sang các thị trường này rất lớn, bởi nhu cầu nhập khẩu cao.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh (mã HS 70) lớn nhất trên thế giới trong giai đoạn 2016 - 2020, đạt trung bình 7,5 tỷ USD/năm, tăng trưởng bình quân 3,6%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, chiếm 10,8% tổng trị giá nhập khẩu mã HS 70 của thế giới trong năm 2020, tăng từ mức 9,7% trong năm 2016. Tiếp theo là các thị trường như Mỹ, Đức, Pháp, thị trường Hồng Kông, Canada… Như vậy, vẫn còn nhiều dư địa để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tình hình xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh trong năm 2020 giảm so với năm 2019. Đến năm 2021 tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát tại nhiều thị trường xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại là lý do chính khiến kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam tăng mạnh. Trong 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh đạt 747,86 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam, khiến tình hình sản xuất bị ngưng trệ, hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Do đó, kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh dự báo sẽ chậm lại trong ngắn hạn.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh tới thị trường Đông Nam Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong 8 tháng đầu năm 2021, đạt 490,5 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, nhưng tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang khu vực Đông Nam Á giảm 6,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, trong 8 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh có xu hướng tăng sang các thị trường có nhu cầu nhập khẩu trên thế giới như: Trung Quốc, Mỹ và thị trường Đài Loan.

Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Trước hết, là nhờ nhu cầu lớn từ thị trường thế giới, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh (mã HS 70) trên thị trường thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 74,7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,9%/năm. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 1,2% tổng trị giá nhập khẩu trên toàn thế giới. Tiếp theo Việt Nam là đất nước có vùng nguyên liệu cát trắng với trữ lượng lớn trải dài từ Bắc tới Nam, đây là điều kiện thuận lợi để các nhà máy sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh lựa chọn vùng nguyên liệu và là thế mạnh trong sản xuất.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, một số dự án công nghệ cao đã thành công, giúp doanh nghiệp nhanh chóng làm chủ các công nghệ cao tiên tiến trên thế giới, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội tích cực. Trong đó, việc làm chủ công nghệ sản xuất sợi thuỷ tinh thông tin quang, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hội chẩn y tế từ xa và kết nối liên thông dữ liệu các bệnh viện, ứng dụng công nghệ cao trong y sinh hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh ở người…

Tuy nhiên, thực trạng phát triển của ngành công nghiệp thủy tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam đang tập trung ở các lĩnh vực sản phẩm chiếu sáng, thuỷ tinh dân dụng, thủy tinh bao bì và một tỷ lệ rất nhỏ là thuỷ tình dùng cách điện, điện tử và quang học. Nhiều lĩnh vực thủy tinh khác như: cách nhiệt, chịu nhiệt, chịu hóa chất, chịu mài mòn, điện tử chưa phát triển. Do đó, cần phải tái cơ cấu ngành công nghiệp thủy tinh và sản phẩm thuỷ tinh theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số.


Tác giả: An Bình (tổng hợp)
Nguồn:Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website