Sản xuất công nghiệp của Anh phục hồi trở lại
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh(ONS), chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh giai đoạn 2016 – 2020 có tốc độ bình quân giảm 1,1%. Trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh chỉ đạt 90,9 điểm, giảm 7,9 điểm phần trăm so với năm 2019 và giảm 6,4 điểm phần trăm so với năm 2016.
Tốc độ giảm mạnh nhất là ngành sản xuất, giảm 1,5% góp phần làm giảm chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh trong giai đoạn năm 2016 - 2020. Trong đó, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng có tốc độ giảm như hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da giảm 3% trong giai đoạn năm 2016 - 2020; tiếp theo là sản phẩm gỗ, giấy và in ấn giảm 2,2%; sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 2,2%; Kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại giảm 3,1%; thiết bị điện giảm 3,4%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh giai đoạn năm 2016 - 2020 (Số liệu điều chỉnh theo mùa, năm cơ sở 2018 = 100)
Do Chính phủ Anh áp lệnh phong toả nghiêm ngặt và kéo dài để chống chọi với đợt dịch đầu tiên trong năm 2020, khiến kinh tế nước Anh gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2020, kinh tế Anh có mức giảm mạnh nhất trong hơn 300 năm. Việc thực hiện lệnh giãn cách khiến hoạt động sản xuất của quốc gia này ngưng trệ, năm 2020 chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh giảm mạnh nhất là 8,0%. Trong đó, ngành sản xuất có mức giảm mạnh nhất là 9,5% so với năm 2019. Hầu hết các mặt hàng sản xuất đều giảm mạnh trong năm 2020, trong đó hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da giảm 10,5%; sản phẩm gỗ và giấy, in ấn giảm 10,4%: than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 19,1%...
Chỉ số sản xuất công nghiệp theo các ngành công nghiệp của Anh năm 2016 - 2020 (Số liệu điều chỉnh theo mùa, năm cơ sở 2018 = 100, ĐVT: % tăng trưởng so với năm trước)
| Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | Tăng trưởng | |
| bình quân | ||||||
| 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
| 2016 - 2020 | ||||||
| (%) | (%) | (%) | (%) | (%) | ||
| (%) | ||||||
|
|
|
|
|
| ||
Tổng (B+C+D+E) | 1,1 | 1,8 | 0,9 | -1,2 | -8,0 | -1,1 | |
B. Khai thác mỏ và khai khoáng | -2,3 | 0,7 | 5,3 | -0,9 | -7,6 | -1,0 | |
C. Sản xuất | 0,3 | 2,3 | 1,1 | -1,8 | -9,5 | -1,5 | |
Sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá | 0,2 | 1,9 | 1,8 | 1,6 | -5,1 | 0,1 | |
Hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da | -2,2 | -0,4 | -1,8 | -0,3 | -10,5 | -3,0 | |
Sản phẩm gỗ và giấy và in ấn | -1,2 | 0,8 | -1,1 | 0,9 | -10,4 | -2,2 | |
Than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế | -1,0 | 1,1 | -4,1 | 3,0 | -19,1 | -4,0 | |
Hóa chất và sản phẩm hóa chất | -6,2 | 2,1 | 1,4 | -1,3 | 3,4 | -0,1 | |
Các sản phẩm và chế phẩm dược phẩm cơ bản | 2,9 | -1,4 | 2,1 | 6,5 | 13,6 | 4,7 | |
Sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm từ khoáng phi | 2,3 | -0,8 | -1,7 | -2,9 | -8,1 | -2,2 | |
kim loại | |||||||
|
|
|
|
|
| ||
Kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại | -3,2 | 0,6 | -0,4 | -2,3 | -10,0 | -3,1 | |
Sản phẩm máy tính, điện tử và quang học | -0,9 | 4,6 | 13,9 | -0,5 | -9,6 | 1,5 | |
Thiết bị điện | -4,3 | 2,9 | -5,1 | -1,2 | -9,5 | -3,4 | |
Máy móc và thiết bị chưa được phân vào đâu | -0,8 | 6,7 | 2,3 | -7,5 | -19,7 | -3,8 | |
Thiết bị vận tải | 4,3 | 3,2 | -0,7 | -6,2 | -24,0 | -4,7 | |
Sản xuất và sửa chữa khác | 4,7 | 6,3 | 1,3 | -4,0 | -9,7 | -0,3 | |
D. Điện, gas, hơi nước và điều hòa không khí | 3,6 | -2,1 | -1,2 | 1,1 | -4,0 | -0,5 | |
E. Cấp nước, thoát nước và quản lý chất thải | 6,3 | 2,3 | -1,4 | 0,4 | -1,3 | 1,3 |
Đợt phong toả thứ hai vào tháng 1/2021 ngắn hơn và vẫn cho phép các nhà máy và doanh nghiệp khác duy trì hoạt động với điều kiện thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đầy đủ. Chính vì vậy, kể từ tháng 3/2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh đã phục hồi trở lại tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2020, tháng 4/2021 tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2020; tháng 5/2021 tăng 20,7% so với tháng 5/2020. Tuy nhiên, tháng 6/2021 chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh tăng chậm lại so với tháng 5/2021, nhưng vẫn tăng 8,3% so với tháng 6/2020. Tháng 7/2021 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,8% so với tháng 7/2020.
Trong tháng 7/2021 ngành sản xuất tăng 6,0%; điện, gas, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,1% và cấp nước, thoát nước và quản lý chất thải tăng 5,1%, bù đắp mức giảm mạnh của ngành khai thác mỏ và khai khoáng, do đó chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giảm tốc mạnh so với tháng trước.
Trong tháng 7/2021, các ngành sản xuất đều tăng mạnh, trừ ngành các sản phẩm và chế phẩm dược phẩm cơ bản. Trong đó, các ngành hàng tiêu dùng hoạt động sản xuất đang tăng do nhu cầu tiêu thụ trrong nước và quốc tế phục hồi, sau khi lệnh giãn cách tại nhiều quốc gia được nới lỏng như; ngành hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da tăng 2,9%; Sản phẩm gỗ và giấy và in ấn tăng 10,7%; sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 8,7%; kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại tăng 9,6%...so với tháng 7/2020.
Chỉ số sản xuất công nghiệp theo các ngành công nghiệp của Anh từ tháng 1 đến tháng 7/2021 (Số liệu điều chỉnh theo mùa, năm cơ sở 2018 = 100, so với cùng kỳ năm 2020)
| T1 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 |
| T7 | |
Tổng (B+C+D+E) | -4,1 | -3,7 | 3,1 | 27,4 | 20,7 | 8,3 |
|
|
|
3,8 |
| ||||||||
B. Khai thác mỏ và khai khoáng | -11,1 | -13,0 | -4,7 | -17,8 | -17,5 | -32,4 |
|
|
|
-15,3 |
| ||||||||
C. Sản xuất | -4,8 | -4,5 | 4,1 | 39,4 | 28,2 | 13,9 |
|
|
|
6,0 |
| ||||||||
Sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá | -5,7 | -6,6 | -4,6 | 12,9 | 11,3 | 8,4 |
|
|
|
2,6 |
| ||||||||
Hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da | 10,3 | 2,9 | 32,0 | 164,9 | 75,6 | 22,9 |
|
|
|
2,9 |
| ||||||||
Sản phẩm gỗ, giấy và in ấn | -7,1 | -4,6 | 0,7 | 42,6 | 34,9 | 18,4 |
|
|
|
10,7 |
| ||||||||
Than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế | -24,0 | -28,2 | -20,2 | 7,4 | 22,7 | 29,0 |
|
|
|
23,6 |
| ||||||||
Hóa chất và sản phẩm hóa chất | 8,8 | 9,3 | 3,5 | 15,1 | 10,5 | 11,9 |
|
|
|
6,0 |
| ||||||||
Các sản phẩm và chế phẩm dược phẩm cơ bản | 15,9 | 5,0 | -2,9 | -17,8 | 3,3 | -8,4 |
|
|
|
-9,3 |
| ||||||||
Sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm từ khoáng phi | -0,3 | 1,4 | 16,8 | 100,6 | 47,4 | 16,9 | 8,7 |
| |
kim loại |
| ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại | -6,9 | -7,9 | 1,0 | 40,1 | 27,8 | 15,8 |
|
|
|
9,6 |
| ||||||||
Sản phẩm máy tính, điện tử và quang học | -7,2 | -1,7 | 8,5 | 26,0 | 11,9 | 7,5 |
|
|
|
3,8 |
| ||||||||
Thiết bị điện | 2,6 | 8,0 | 9,2 | 54,0 | 35,4 | 21,9 |
|
|
|
10,9 |
| ||||||||
Máy móc và thiết bị khác | -5,8 | -4,4 | 19,5 | 87,3 | 56,8 | 30,4 |
|
|
|
17,0 |
| ||||||||
Thiết bị vận tải | -20,6 | -16,4 | 4,9 | 123,8 | 73,0 | 17,5 |
|
|
|
5,3 |
| ||||||||
Sản xuất và sửa chữa khác | -4,7 | -4,1 | 2,4 | 45,9 | 33,0 | 23,3 |
|
|
|
10,9 |
| ||||||||
D. Điện, gas, hơi nước và điều hòa không khí | 2,0 | 3,4 | 2,5 | 13,7 | 16,1 | 9,2 |
|
|
|
3,1 |
| ||||||||
E. Cấp nước, thoát nước và quản lý chất thải | 0,6 | 2,6 | 2,6 | 10,9 | 11,0 | 5,9 |
|
|
|
5,1 |
|
Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá tại thị trường trong nước và quốc tế phục hồi nhờ việc nới lỏng lệnh giãn cách, hoạt động sản xuất và thương mại của Anh trong nửa đầu năm 2021 đều phục hồi mạnh. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 6 tháng đầu năm 2021, thương mại hàng hoá của Anh đạt 550 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Thâm hụt thương mại trong 6 tháng đầu năm 2021 ở mức 96,2 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 226,9 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu đạt 323,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chính của Anh trong nửa đầu năm 2021 gồm: ngọc trai thiên nhiên hoặc nuôi cấy, đá quí hoặc đá nửa quí, kim loại quí, kim loại mạ kim loại quí và các sản phẩm của chúng; đồ kim hoàn giả; tiền kim loại dẫn đầu về kim ngạch đạt 36,8 tỷ USD, tăng 45,6%; Tiếp theo là lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi đun sưởi; máy công cụ, trang thiết bị cơ khí; phụ tùng của các loại máy trên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu đạt 31,6 tỷ USD, tăng 5%; Xe cộ trừ toa xe lửa hoặc xe điện; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng đạt 21,5 tỷ USD, tăng 44,4%...
Về nhập khẩu, Anh đẩy mạnh nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong nửa đầu năm 2021. Trong đó, nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng của Anh tăng mạnh như: Nhựa và các sản phẩm từ nhựa đạt 10 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2020; Các sản phẩm hoá chất đạt 7,4 tỷ USD, tăng 139,7%; Đồ nội thất (mã HS 94) đạt 6,8 tỷ USD, tăng 48,6%; quần áo và hàng may mặc sẵn, dệt kim, đan hoặc móc đạt 5,1 tỷ USD, tăng 18,9%...
Đối với Việt Nam, Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam ra thế giới. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn năm 2016 - 2020, thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Anh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 0,6%/ năm. Việt Nam luôn giữ vững mức thặng dư thương mại lớn tại thị trường này. Trong năm 2020, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Anh đạt 5,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 4,95 tỷ USD và nhập khẩu đạt 687,4 triệu USD, thặng dư 4,3 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Anh đạt 4,47 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,9 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu đạt 565,5 triệu USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2020. Thặng dư thương mại trong 8 tháng đầu năm 2021 là 3,3 tỷ USD.
Một số nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá sang Anh trong 8 tháng đầu năm 2021 như: xuất khẩu sắt thép các loại đạt 326,7 triệu USD, tăng 1.403,2% so với cùng kỳ năm 2020; sản phẩm từ sắt thép đạt 58,4 triệu USD, tăng 236,9%; cao su đạt 3,3 triệu USD, tăng 87,6%; Hàng rau quả đạt 11,4 triệu USD, tăng 73,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 84,2 triệu USD, tăng 71,7%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 31 triệu USD, tăng 71,7%...
Đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy, Hiệp định UKVFTA đã tạo ra động lực quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh trong năm 2021.
Dư địa tăng trưởng thị trường tại Anh cho sản phẩm Việt Nam còn rất lớn bởi tất cả các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam chỉ chiếm 0,8% thị phần trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa mỗi năm trung bình đạt 654,5 tỷ USD của Anh trong giai đoạn 2016- 2020 (theo số liệu thống kê từ ITC). Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. Nhiều mặt hàng có trị giá xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ… còn nhiều dư địa tăng trưởng, thậm chí đồ gỗ của Việt Nam còn được đánh giá có sức cạnh tranh khá tốt tại thị trường này. Bên cạnh đó, Hiệp định UKVFTA tiếp tục góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Anh.