Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bà Rịa Vũng Tàu: Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn công nghệ thông minh

Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng vai trò chủ lực trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Lĩnh vực này đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Người lao động đóng gói sản phẩm sợi tại Nhà máy sản xuất Polypropylene (Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina).

Người lao động đóng gói sản phẩm sợi tại Nhà máy sản xuất Polypropylene (Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina).

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế. Cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tuy đã có những bước tiến nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ để phát triển.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22-3-2018, của Bộ Chính trị đưa ra định hướng: Xây dựng tiêu chí ưu tiên trong lựa chọn phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các khâu còn yếu của chuỗi giá trị sản phẩm hoặc công đoạn quyết định đến chất lượng, giá trị sản phẩm của ngành. Hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên, coi đây là cốt lõi của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Ngày 6/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP, “Về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao. Theo nghị quyết này, Việt Nam sẽ hình thành 5 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật trên toàn quốc để cung cấp các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, 3 trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, điện tử và 2 trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghiệp lĩnh vực dệt may, da giày nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo, sản xuất thử nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Đặc biệt, Nghị định số 57/2021/NĐ-CP, ngày 4-6-2021, của Chính phủ “Bổ sung điểm g, khoản 2, Điều 20, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ” quy định các doanh nghiệp có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trước năm 2015 và đã được cấp giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ được áp dụng mức ưu đãi thuế cao nhất, đối với thu nhập phát sinh từ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho thời gian còn lại, kể từ kỳ tính thuế được cấp giấy xác nhận ưu đãi công nghiệp hỗ trợ.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ đã thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Năm 2018, có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu cho ngành dệt - may, da - giày (chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo), tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo), doanh thu sản xuất, kinh doanh xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng (đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo).

Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt trong một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao-su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu tới các quốc gia trên thế giới. Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước theo đó được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp Việt Nam được cải thiện.

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp Việt Nam đã được cải thiện. Ví dụ như tỷ lệ nội địa hóa các ngành điện tử gia dụng là 30% - 35%; điện tử phục vụ các ngành ô-tô - xe máy khoảng 40% (chủ yếu cho sản xuất xe máy). Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô-tô, một số dòng xe đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đáp ứng thị trường nội địa (xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, tỷ lệ nội địa hóa đạt tối đa đến 40%).

Đối tác tập đoàn lớn

Báo Bà Rịa cho hay, tính đến cuối năm 2021, giá trị công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, tương đương 150 ngàn tỷ đồng. Riêng 3 tháng đầu năm 2022, giá trị công nghiệp hỗ trợ đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước sau một thời gian đầu tư vào tỉnh thành công đã tăng vốn, mở rộng sản xuất. 

Công ty TNHH Pavonine Vina (KCN B1 Tiến Hùng, TX. Phú Mỹ) là một trong những nhà cung cấp chính các phụ kiện điện tử bằng vật liệu nhôm cao cấp cho Tập đoàn Samsung. Ông Lee Minseog, Giám đốc Nhân sự cho biết, năm 2022, công ty dự kiến gia công khoảng 2 triệu sản phẩm, tăng 30% so với năm 2021. Các sản phẩm bao gồm khung tivi và các sản phẩm điện tử khác nhau theo đơn đặt hàng của đối tác. Hiện công ty đã có đơn hàng hết năm 2022.

“Chúng tôi đã và đang lên kế hoạch đầu tư thêm máy móc tự động hóa trong hệ thống dây chuyền sản xuất để tăng công suất 30%. Để trở thành đối tác của Samsung, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải đầu tư máy móc hiện đại. Cùng với đó, Samsung còn yêu cầu các doanh nghiệp trong chuỗi phải chú trọng đến cả môi trường lao động”, ông Lee Minseog nhấn mạnh.

Để trở thành đối tác của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã không ngừng đầu tư máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Theo ông Lee Sung Jae, Tổng Giám đốc Công ty Dongjin Global (KCN Đất Đỏ 1, huyện Đất Đỏ), công ty đang tập trung sản xuất các sản phẩm dây cáp, dây điện và linh kiện ô tô. DN đã đầu tư máy móc hiện đại, chuẩn hóa sản phẩm... với mong muốn trở thành đối tác của các tập đoàn xe hơi trên thế giới.

“Chúng tôi luôn chú trọng đến cải tiến mẫu mã, tạo dựng thương hiệu, chuẩn hóa sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng cho đối tác trong và ngoài nước”, ông Lee Sung Jae chia sẻ.

Sản xuất thiết bị công nghệ tại Công ty Alpha ECC (KCN Đông Xuyên,  TP. Vũng Tàu).

Sản xuất thiết bị công nghệ tại Công ty Alpha ECC (KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu).

Đi vào chiều sâu

Theo đánh giá của ngành chức năng, quy mô của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn nhỏ, năng lực sản xuất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất. Các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ còn đơn giản, hàm lượng chưa cao. Bên cạnh đó, tình trạng nhập siêu nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng rất lớn; tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn thấp.

Tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng tỉnh đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ phát triển công nghiệp theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Từ đó đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh kiểu mẫu về phát triển công nghiệp. Trong đó, để phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, năm 2021, tỉnh đã triển khai dự án “Hỗ trợ kinh doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khuôn khổ chương trình phổ cập kiểm chứng thương mại hóa dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc giới thiệu sản phẩm Việt Nam được sản xuất bởi Tsubame-Sanjo và thương hiệu Tsubame-Sanjo tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ.

Theo Sở Công thương, toàn tỉnh có gần 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành nghề đa dạng như: cơ khí hàng hải, dầu khí, tàu thuyền, chế tạo, kết cấu thép, cơ khí gia công luyện cán thép, linh kiện điện tử, linh kiện máy móc, đóng sửa tàu thuyền...

Đánh giá từ các doanh nghiệp tham gia vào chương trình này cho thấy, việc tham gia dự án giúp các doanh nghiệp nhìn nhận những điểm yếu trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất, xây dựng và bảo vệ thương hiệu… Từ đó có sự điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

Theo ông Phạm Duy Tuân, Giám đốc Công ty CP tích hợp hệ thống công nghệ điện và điều khiển PECSI (KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu), công ty trước đây chuyên sản xuất các thiết bị về công nghệ, điện và điều khiển phục vụ ngành dầu khí. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, ngành dầu khí gặp khó khăn, doanh nghiệp đã chuyển sang nghiên cứu và sản xuất các thiết bị phục vụ cho ngành nông nghiệp. Do đó, công ty mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp tại TP. Tsubame - Sanjo để sản xuất các sản phẩm cơ khí như dao, kéo, kìm và các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu làm đẹp trong dự án của JICA.  

Nói về định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chất lượng cao trong những năm tới, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, năm 2022 và những năm tiếp theo, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tập trung phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ gắn với công nghệ thông minh. Đồng thời, tiếp tục kiên trì thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án quy mô lớn, có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, không thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường.

Tỉnh cũng triển khai tích cực đề án và kế hoạch cơ cấu lại các ngành công nghiệp; tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới; phát triển công nghiệp chất lượng cao tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cùng với việc thu hút các dự án hiện đại thì việc đi vào hoạt động của Nhà máy sản xuất PP và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng của Tập đoàn Hyosung vào cuối năm 2021 và Tổ hợp Hóa dầu miền Nam vào năm 2023 sẽ giúp Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh kiểu mẫu về phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vào năm 2025.


Tác giả: An San

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website