Thụy Điển đăng cai tổ chức Hội nghị Môi trường thế giới 2022
Thụy Điển sẽ đăng cai Hội nghị Môi trường Thế giới vào ngày 5 tháng 6 năm 2022 với sự hợp tác của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Chủ đề - ‘Chỉ có một trái đất’ - sẽ nêu bật các khả năng chuyển đổi sang lối sống xanh, bền vững hơn.
Năm 2022 là tròn 50 năm kể từ khi hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về môi trường được tổ chức lần đầu tại Stockholm. Hai kết quả của Hội nghị Stockholm là sự ra đời của UNEP và Ngày Môi trường Thế giới. Kỷ niệm 50 năm Hội nghị Stockholm sẽ được cả UNEP và Thụy Điển đánh dấu bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm thông qua hội nghị cấp cao Stockholm + 50 sẽ được tổ chức vào ngày 2-3/6/2022.
Ngành thời trang Thụy Điển hướng tới mục tiêu bền vững
Thời trang mang lại lợi ích quan trọng trong việc đảm bảo một tương lai thịnh vượng và bền vững. Sử dụng 60 triệu lao động trên toàn thế giới, ngành công nghiệp thời trang tạo ra đến 1,5 nghìn tỷ EURO doanh thu toàn cầu (quần áo và giày dép), nhưng giá trị đó sẽ gặp rủi ro nếu chúng ta so sánh về hệ quả môi trường.
Theo một báo cáo toàn cầu, năm 2017 là một bước ngoặt cho sự bền vững trong ngành thời trang. 75% công ty thời trang đã triển khai các hoạt động hướng đến bền vững so với năm trước đó. Đây là cộc mốc ấn tượng và đáng khích lệ.
Thời trang Thụy Điển hướng tới mục tiêu bền vững hơn trong một nền kinh tế tuần hoàn, nơi các vật liệu không bị vứt bỏ sau khi sử dụng mà thay vào đó được tái chế hoặc sử dụng theo những cách khác để giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Các mô hình kinh doanh mới cũng đang được tích cực nghiên cứu.
Sổ tay thuế khí thải Carbon
Bộ Tài chính Thụy Điển đã tham gia vào việc soạn thảo sổ tay mới về đánh thuế carbon. Mục đích của cuốn sổ tay là khuyến khích nhiều quốc gia hơn sử dụng thuế như một công cụ để giảm phát thải. Ủy ban Thuế của Liên Hợp Quốc đã phát hành cuốn sổ tay vào 25 tháng 10.
Năm 1991, Thụy Điển trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế carbon.
Cho đến hiện nay, có khoảng 30 quốc gia đã áp dụng thuế carbon, và nhiều quốc gia đã tuân theo mô hình đánh thuế nhiên liệu của Thụy Điển.
Thông tin thêm về sổ tay, xem tại đây.