Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường tới 50% đối với nhiên liệu bay vào năm 2022

Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến góp ý của người dân với dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. 

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay từ 30% lên 50% nhằm góp phần hỗ trợ hơn nữa đối với ngành hàng không trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Nghị quyết quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/8/2020 đến 31/12/2021 là 2.100 đồng/lít (giảm 30% so với quy định tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14). Như vậy, kể từ ngày 01/01/2022, mức thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay quay về mức 3.000 đồng/lít.

Theo Bộ Tài chính, hàng không là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19. Việc giảm 30% mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đã đem lại hiệu ứng tích cực nhất định cho ngành hàng không nói chung và doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng; đảm bảo hỗ trợ đúng đối được chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19. Qua đó, giúp các doanh nghiệp vận tải hàng không giảm chi phí nhiên liệu đầu vào, duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.

Theo báo cáo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, việc thực hiện chính sách trên đã giúp doanh nghiệp giảm được 155 tỉ đồng thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2020 và dự kiến giảm được 164 tỉ đồng trong năm 2021.

Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, trong thời gian qua, ngành hàng không cũng đã chủ động nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp để ứng phó với những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh liên tiếp bùng phát và kéo dài khiến cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp hàng không gặp nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn hiện nay của các hãng hàng không là thiếu hụt dòng tiền để duy trì hoạt động liên tục, khi doanh thu giảm sút, không bù không đủ bù đắp chi phí. 

Ngành hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới bởi các doanh nghiệp hàng không đang đứng trước nguy cơ bị phá sản cao do tác động của dịch Covid-19. Hậu quả của việc các hãng hàng không phá sản có thể gây nhiều hệ lụy kinh tế như làm mất thương hiệu hình ảnh hàng không quốc gia, đứt gãy mạng lưới bay trong nước và quốc tế, đồng thời phát sinh hàng loạt các vấn đề về tài sản, nợ đọng, chế độ cho người lao động và ảnh hưởng dây chuyền tới các doanh nghiệp khác như du lịch, thương mại, dịch vụ... 

Theo dự báo, tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài, trong khi đó, khả năng tài chính của các doanh nghiệp vận tải hàng không hiện nay hết sức khó khăn sẽ khiến quá trình phục hồi phát triển diễn ra chậm hơn.

Vì vậy, để phát huy mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch Covid-19 trong giai đoạn tiếp theo, khi hoạt động kinh doanh trở về trạng thái bình thường mới thì cần thiết thực hiện chính sách giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay trong năm 2022.

Việc giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay là một chính sách phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ để cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh, tạo tiền đề để ngành hàng không duy trì tồn tại và tiếp tục phục hồi trong tương lai, từ đó giúp thúc đẩy phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và đặc biệt là ngành du lịch.

Để tiếp tục kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đảm bảo tính liên tục của chính sách, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình UBTVQH quy định mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022 là 1.500 đồng/lít, giảm 50% so với mức quy định tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14.

Việc đề xuất tăng mức giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay từ 30% (theo Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020) lên 50% nhằm góp phần hỗ trợ hơn nữa đối với ngành hàng không; đồng thời, đảm bảo phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước và phù hợp với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch.


Tác giả: Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website