Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quản lý môi trường xuyên suốt, khoa học đối với từng giai đoạn của dự án đầu tư

Luật Bảo vệ môi trường 2020 tiếp cận phương pháp quản lý môi trường xuyên suốt, khoa học đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường; sàng lọc, không khuyến khích các dự án không tuân theo quy luật tự nhiên; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch đến thực hiện dự án đầu tư.

Áp dụng đầy đủ các công cụ môi trường để quản lý, sàng lọc dự án đầu tư

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022) thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, là hành lang pháp lý quan trọng để phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm: Có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao; Có nguy cơ; Ít có nguy cơ hoặc không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Tương ứng với từng đối tượng dự án cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ áp dụng các cơ chế quản lý phù hợp.

Với nhóm I – nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao sẽ phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường ở giai đoạn quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư. Luật cũng yêu cầu áp dụng đầy đủ các công cụ môi trường để quản lý, sàng lọc dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao như: đánh giá sơ bộ tác động môi trường; đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường nếu phát sinh chất thải. Còn đối với các dự án nhóm II, III có thể được đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường ở giai đoạn nghiên cứu khả thi tùy thuộc vào các tiêu chí về môi trường của dự án.

Bên cạnh đó, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cũng đã quy định cụ thể danh mục 17 loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để làm cơ sở phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường; đồng thời cũng để áp dụng các công cụ quản lý khác như trách nhiệm quan trắc chất thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, với các chế định nêu trên, việc xem xét, quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của các cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý đến các công cụ sàng lọc, quản lý môi trường theo từng giai đoạn triển khai của dự án cũng như hiện trạng chất lượng môi trường khu vực triển khai thực hiện dự án để xem xét, đưa ra quyết định phù hợp; bảo đảm lấy bảo vệ sức khỏe người dân làm mục tiêu hàng đầu trong các quyết định phát triển.

Bảo vệ môi trường được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển

Triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các Bộ đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn. Trong đó, vấn đề tiên quyết để kiểm soát môi trường là ban hành các tiêu chuẩn môi trường. Dự kiến đến cuối năm 2023, sẽ ban hành bộ quy chuẩn chung về môi trường cho tất cả các ngành nghề.

Bảo vệ môi trường phải được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển

Mới đây, Cử tri tỉnh Bình Phước phản ánh về việc hiện nay tỷ lệ người dân mắc bệnh ung thư nhiều, nguyên nhân phần lớn do môi trường sống bị ô nhiễm. Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị các cơ quan chức năng cân nhắc việc chấp thuận cho các nhà đầu tư hoạt động, nhất là các ngành nghề dễ phát sinh ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong quá trình xây dựng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số quan điểm lớn được thể hiện xuyên suốt khi thực hiện đó là bảo vệ môi trường phải được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường. Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tham gia công tác bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường phải lấy bảo vệ sức khỏe của người dân làm mục tiêu hàng đầu, bảo đảm mọi người dân đều có quyền được sống trong môi trường trong lành; dựa trên cơ sở phòng ngừa là chính, kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đặt ra nguyên tắc không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.

Tại Việt Nam, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường được thể hiện xuyên suốt qua các kỳ đại hội. Theo đó, Đảng và Chính phủ luôn nhất quán chủ trương phát triển: KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG LẤY KINH TẾ. Quán triệt tinh thần đó, Nạp Tiền 188bet xác định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn và xuyên suốt của quốc gia nói chung và của ngành Công Thương nói riêng. Nhiều năm qua, Lãnh đạo Nạp Tiền 188bet luôn sát sao chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ quán triệt tinh thần sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường, tăng trưởng phải đi đôi với phát triển bền vững.

Tác giả: Hoài Phương

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website