Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đà Nẵng phê duyệt đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”

Ngày 17 tháng 5 năm 2023, UBND thành phố Đà Nẵng đã ký Quyết định số 1012/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2021 -2025 và  định hướng đến năm 2030”.

Phát triển công nghiệp, thương mại gắn với bảo vệ môi trường

Nội dung chính của Đề án nhằm đánh giá hiện trạng môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua; dự báo mức độ ô nhiễm môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng; từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường, đề xuất các chương trình, dự án, nhiệm vụ và giải pháp triển khai công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Công Thương, tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.

Đề án Bảo vệ môi trường ngành Công Thương Thành phố Đà Nẵng được xây dựng trên các quan điểm chính sau :

- Phát triển công nghiệp, thương mại của ngành Công Thương gắn với bảo vệ môi trường làm nền tảng; lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường ngành Công Thương là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường; không đánh đổi môi trường lấy phát triển công nghiệp, thương mại; tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Phát triển công nghiệp chú trọng công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường làm trọng tâm, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng; giảm bớt và tiến tới loại bỏ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, sử dụng nhiều năng lượng.

- Phát triển năng lượng đồng bộ, hợp lý và đa dạng các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; đảm bảo cung ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và gắn liền với an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; khuyến khích đầu tư, chuyển đổi công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

- Bảo đảm công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương, giảm thiểu các nguy cơ gây tác hại đến môi trường trong hoạt động kinh doanh của hệ thống cơ sở kinh doanh thương mại.

UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2021 -2025 và định hướng đến năm 2030”

Đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2021  - 2025 và định hướng đến năm 2030” có mục tiêu tổng quát: Phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động thuộc ngành Công Thương và tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; Ngăn chặn, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm và phòng ngừa các sự cố môi trường; giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, thương mại; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, chú ý phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thay đổi các thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích đầu tư, đổi mới các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn; kiểm soát các dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; nâng cao tỷ trọng tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu, sản phẩm phụ và chất thải hướng tới xây dựng, phát triển ngành kinh tế tuần hoàn và đảm bảo mục tiêu phát triển ngành Công Thương theo hướng bền vững, thân thiện môi trường.

5 nhóm giải pháp hướng đến các mục tiêu cụ thể

Đề án nêu những mục tiêu cụ thể gắn với lộ trình đến năm 2025 và năm 2023 nhằm: Từng bước thay thế các thiết bị lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Phân loại thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, sản xuất cacbon thấp, kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp. Từng bước giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni lông dùng 1 lần, đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ.

Cụ thể, mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 100% các doanh nghiệp ngành Công Thương được tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; Tỷ lệ khí nhà kính phát thải từ năng lượng điện, năng lượng mới và tái tạo giảm từ 1 - 2 %/năm; 100% chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy công nghiệp được tái chế, tái sử dụng và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; Đảm bảo 90% các chợ trên địa bàn thực hiện phân loại và thu gom chất thải rắn; Từng bước đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải các chợ hạng I, hạng II trước khi thải ra môi trường; 80% các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, 60% chợ có sử dụng bao bì thân thiện môi trường, thay thế cho túi nilon dùng 1 lần khó phân hủy.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tỷ lệ khí nhà kính phát thải từ năng lượng điện, năng lượng mới và tái tạo giảm 7 %/năm; 100% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được đánh giá, kiểm kê; Có ít nhất 01 KCN đạt chuẩn KCN sinh thái theo tiêu chí quốc gia; 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; 100% các chợ trên địa bàn thành phố được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; 100% các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ có sử dụng bao bì thân thiện môi trường, thay thế cho túi nilon dùng 1 lần khó phân hủy và được nghiên cứu, khảo sát lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, Đề án cũng đưa ra 4 nhóm giải pháp lớn: Một là, rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương; Hai là, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường (Đối với: nhóm ngành công nghiệp, nhóm thương mại - dịch vụ, nhóm ngành xăng dầu, khí đốt, hoạt động của các làng nghề…); Ba là, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường; Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành Công Thương; Năm là, thúc đẩy thí điểm các mô hình công nghiệp xanh trong ngành công nghiệp…

UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, trong giai đoạn 2023 – 2030, thành phố sẽ tập trung triển khai 21 chương trình, dự án ưu tiên để bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố. Tất cả các chương tình, đề án đều do Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành của thành phố triển khai thực hiện.

Theo đó, 21 dự án, chương trình thuộc 3 nhóm vấn đề chính gồm: Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương (Nhóm 1, 2 dự án); Phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường (Nhóm 2, 16 dự án); Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường (Nhóm 3, 3 dự án).


Tác giả: Mai Anh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website