Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Du lịch nói "không" với túi ni lông, vật dụng nhựa

Phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam.

Định hướng phát triển gắn với bảo vệ môi trường

Bối cảnh phát triển mạnh mẽ gây áp lực lớn đến môi trường hiện nay đặt ra yêu cầu với mọi quốc gia trên thế giới là tăng trưởng phải gắn với bảo vệ môi trường. Bởi vậy, dù phát triển loại hình kinh tế nào thì ưu tiên hàng đầu sẽ phải là lựa chọn gắn với môi trường xanh và phát triển bền vững.

Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (TIES), du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, môi trường sống, hạn chế những tác động xấu đến môi trường như xả thải, xả khói, tàn phá động thực vật…, đồng thời, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, phát huy các di sản văn hóa thiên nhiên, sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đã từ lâu, Đảng ta xác định, du lịch xanh là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Theo đó, Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII đã khẳng định, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội... 

Nếu không biết khai thác tiềm năng du lịch một cách hợp lý, sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường và ảnh hưởng tới phát triển du lịch. Do đó, các hoạt động du lịch có liên kết chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch. Như vậy, phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại, vừa xây dựng ấn tượng tốt đẹp của du khách trong và ngoài nước khi đến với Việt Nam.

Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chính sách phát triển du lịch, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai kế hoạch phát triển du lịch một cách linh hoạt theo đặc điểm riêng của từng địa phương, tuy nhiên, vẫn nhất quán với chủ trương phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới du lịch bền vững.

Nhờ chủ trương, định hướng phù hợp, hiệu quả của Đảng và Chính phủ, giai đoạn hậu Covid-19, ngành du lịch có sự phục hồi mạnh mẽ. Doanh thu hoạt động dịch vụ, du lịch tăng cao do số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế liên tục tăng trong mùa cao điểm. 

Ý thức tầm quan trọng và cần thiết của du lịch xanh, nhiều năm qua, các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch đã chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái trong phát triển du lịch. Tại rất nhiều địa phương cũng như các cơ sở lưu trú chủ trương không sử dụng túi ni lông, vật dụng nhựa.

Du khách nước ngoài thích thú với tour vớt rác trên sông (Ảnh: Báo Thanh niên)

Khác với khu vực đồng bằng, việc gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên, bản sắc văn hoá gắn với phát triển du lịch xanh của các tỉnh miền núi như: Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu… có nhiều thuận lợi nhưng cũng rất khó khăn. Theo Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam Phạm Hải Quỳnh, khi hướng dẫn các địa phương xây dựng du lịch cộng đồng, yếu tố quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu là tập huấn cho bà con thay đổi tư duy làm du lịch, có những cách làm phù hợp để giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xã hội, đồng thời, phát huy vẻ đẹp nguyên sơ của cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa để tạo ấn tượng khó quên với du khách trong và ngoài nước.

(Ảnh minh hoạ)

Những năm qua, nhiều hoạt động du lịch hướng tới mục tiêu xanh hoá tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách trong và ngoài nước. Có thể kể đến những hoạt động như: Tổ chức vớt rác trên Vịnh Lan Hạ (Huyện Cát Bà, Hải Phòng); Tour du lịch chèo thuyền kayak kết hợp vớt rác trên sông (Quảng Nam); Phát triển các tour du lịch có trách nhiệm trên Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Triển khai dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam” thí điểm ở hai địa phương là Quảng Nam và Ninh Bình, sau đó sẽ lan toả sang nhiều địa phương khác… Đó là những hoạt động cộng đồng ý nghĩa, cần lan toả, nhân rộng ở nhiều địa phương, thể hiện trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ cảnh quan thiên nhiên của đất nước.

Còn nhớ, khoảng năm 2017, tại Hội An xuất hiện tour du lịch chèo thuyền kayak kết hợp vớt rác trên sông khiến du khách rất hứng thú. Điều thú vị là, du khách phải bỏ 10USD/người, được phát áo phao, túi đựng và một cây vợt rồi tự chèo thuyền kayak vớt rác ngược dòng sông Hoài tiến về trung tâm phố cổ Hội An. Trung bình mỗi tour, các du khách vớt được gần 5 tạ rác để mang đi tiêu hủy. Chính cách làm mới mẻ của một trong những doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động này đã giúp sông Hoài trở nên đẹp hơn, du lịch Hội An vì thế cũng xanh hơn, thu hút hơn. Đây cũng là một trong những điểm thu hút du khách trong Năm Du lịch quốc gia 2022 “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”.

Tiếp tục hướng tới du lịch xanh, Năm Du lịch quốc gia 2023 do tỉnh Bình Thuận đăng cai tổ chức cũng lựa chọn chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, hướng đến sản phẩm xanh, năng lượng sạch, tạo ra môi trường thân thiện, an toàn cho sức khỏe. Điều đó cho thấy, dù là lựa chọn chủ đề Năm du lịch quốc gia hay xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, các địa phương đều định hướng chuyển dịch theo xu thế tất yếu của sự phát triển, đó là du lịch xanh.

Cùng với đó, thời gian qua, các khu du lịch đã có kế hoạch cụ thể cho việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch; quản lý tốt cơ sở hạ tầng và môi trường ở những khu du lịch; khuyến khích, hướng dẫn người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch thực hiện thu gom rác một cách khoa học, hợp lý; nâng cao trình độ văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch, gắn giáo dục môi trường với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch; có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong vùng gắn với bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.


Tác giả: Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website