Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề xuất điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khai thác khoáng sản, thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP.

Bộ Tài chính cho biết, thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản theo quy định tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; tăng cường quản lý khai thác khoáng sản; khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, khai thác hiệu quả, tiết kiệm khoáng sản gắn liền với công tác bảo vệ môi trường; góp phần phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường; khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; bảo vệ, tái tạo cảnh quan môi trường nơi khai thác khoáng sản.

Thái Nguyên: Hội thảo về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản – DỰ  ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hàng năm đã góp phần tích cực để địa phương bổ sung nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường tại nơi khai thác. Số thu phí năm 2017: 3.029 tỷ đồng; năm 2018: 3.448 tỷ đồng; năm 2019: 3.737 tỷ đồng; năm 2020: 3.576 tỷ đồng. Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị định 164/2016/NĐ-CP đã phát sinh một số vấn đề cần sửa đổi, hoàn thiện để: Triển khai chủ trương mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản; xử lý vướng mắc phát sinh trong thực hiện; bảo đảm thống nhất với Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và Luật Bảo vệ môi trường.

Do đó, việc nghiên cứu xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP là cần thiết để đáp ứng yêu cầu đặt ra là: Mức phí bảo vệ môi trường phải căn cứ vào khối lượng chất thải ra môi trường và mức độ ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản gây ra; đảm bảo việc khai thác khoáng sản được tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Tăng phí BVMT đối với cát, sỏi, đá làm vật liệu xây dựng 

Nghị định 164/2016/NĐ-CP quy định khung mức phí BVMT đối với khai thác sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường: Từ 1.500 - 6.000 đồng/m3.

Việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gây sạt lở bờ sông, ô nhiễm môi trường nhiều nơi. Hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường còn thấp, chưa khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế. Mức phí tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP kế thừa từ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP. Từ năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 40%, lương cơ bản tăng khoảng 80%. Từ năm 2016 đến nay, giá tối đa tính thuế tài nguyên đối với cát đen tăng 100%.

Do vậy, để hạn chế khai thác manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; bảo đảm cho địa phương linh hoạt trong điều chỉnh mức thu phí, hạn chế ảnh hưởng đến giá vật liệu xây dựng trong bối cảnh dịch COVID-19, ảnh hưởng đến thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng; Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh tăng khung mức phí đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng: Tăng 150% mức phí tối thiểu và mức phí tối đa tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP  như sau:

Số TT

Loại khoáng sản

Mức thu (đồng/m3)

NĐ 164/2016/NĐ-CP

Dự thảo

4

Sỏi, cuội, sạn

4.000 - 6.000

6.000 - 9.000

5

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

1.000 - 5.000

1.500 - 7.500

7

Cát vàng

3.000 - 5.000

4.500 - 7.500

9

Các loại cát khác

2.000 - 4.000

3.000 - 6.000

11

Đất sét, đất làm gạch, ngói

1.500 - 2.000

2.250 - 3.000

Sửa quy định thu phí BVMT đối với khai thác đá làm mỹ nghệ "khối lớn"

Theo Bộ Tài chính, quy định hiện hành tại điểm 6 Điều 5 Nghị định 164/2016/NĐ-CP: Tổ chức, cá nhân khai thác đá làm mỹ nghệ theo cả khối lớn thì áp dụng mức phí tại điểm 2 Mục II.

Tại Biểu khung mức phí quy định: Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granite, gabro, đá hoa, bazan): 50.000 - 70.000 đồng/m3 (điểm 1 Mục II). Đá Block: 60.000 - 90.000 đồng/m3 (điểm 2 Mục II).

Vấn đề cần giải quyết là hiện pháp luật khoáng sản không quy định thế nào là "khối lớn" để làm cơ sở tính phí, gây vướng mắc trong xác định mức phí.

Qua rà soát pháp luật liên quan cho thấy, tại Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20/01/2020 của Bộ Tài chính quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau, đã sử dụng mốc ≥ 0,4 m3 để phân loại giá trị đá hoa trắng: Đá hoa trắng ≥ 0,4 m3 giá từ 7 - 18 triệu đồng/m3; < 0,4 m3 giá từ 1,2 - 1,56 triệu đồng/m3.

Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho sử dụng mốc 0,4 m3 để làm mốc phân biệt mức phí. Theo đó, quy định mức phí đối với đá ốp lát, làm mỹ nghệ < 0,4 m3: 50.000 - 70.000 đồng/m3 (như mức phí hiện hành); mức phí đối với đá ốp lát, làm mỹ nghệ ≥ 0,4 m3: 60.000 - 90.000 đồng/m3 (bằng mức thu đối với đá block). Đồng thời, bãi bỏ khoản 6 Điều 5 Nghị định 164/2016/NĐ-CP.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website