Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành khai khoáng Việt Nam: Hướng tới mục tiêu sản xuất an toàn và thân thiện với môi trường

Ngày 22/4, tại Nghệ An, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Nạp Tiền 188bet tổ chức Hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực an toàn trong khai thác, chế biến khoáng sản.

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Sở Công Thương Nghệ An và lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành trên cả nước.

Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Tô Xuân Bảo

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Tô Xuân Bảo – Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cho biết, thời gian qua, các đơn vị khai thác và chế biến khoáng sản trong phạm vi toàn quốc về cơ bản đã thực hiện tương đối tốt các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, theo đánh giá của Lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, mức độ thực hiện và tự giác thực hiện cũng như và hiệu quả quản lý của các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, đó là: vẫn còn để xảy ra nhiều vi phạm về kỹ thuật an toàn dẫn đến tai nạn sự cố; thực hiện chưa nghiêm những quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản vẫn còn để lãng phí chưa tận dụng hết những giá trị và lợi ích của nguồn tài nguyên… mà nguyên nhân là do các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, các doanh nghiệp chưa nắm bắt rõ để vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Những năm tới, sản lượng khai thác than và khoáng sản ngày càng phải khai thác và tận dụng triệt để những lợi ích mang lại cho phát triển kinh tế đất nước và cùng với đó là, điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, đi xa (đặc biệt khi khai thác tài nguyên khoáng sản bằng phương pháp hầm lò), tiềm ẩn thêm nhiều nguy cơ mất an toàn đối với người lao động, thiết bị, công trình và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đặt ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý về kỹ thuật đảm bảo thu hồi tối đa phần tài nguyên hữu ích trong khai thác, các hoạt động khai thác, chế biến phải đảm bảo an toàn và đó cũng là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý các cấp từ địa phương đến trung ương, đòi hỏi tính kỷ luật, sự nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật.

Với mục tiêu tăng cường công tác quản lý; đảm bảo tính khoa học, an toàn, thân thiện với môi trường; phù hợp với điều kiện quản lý của các địa phương và thực tế sản xuất của các doanh nghiệp. Với tinh thần cầu thị, tại Hội nghị ngày hôm nay Ban tổ chức và Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp mong nhận được nhiều tham luận, nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và quý vị đại biểu đối với các văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật an toàn, môi trường trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản đã ban hành.

Tại hội nghị, đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, các Sở Công Thương và doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng đã trình bày các tham luận cũng như trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý và hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại từng địa phương.

Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An Phạm Văn Hóa

Thông tin về tình hình khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương, ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết, trong những năm qua, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã phát triển khá nhanh. Công nghệ khai thác áp dụng các công nghệ tiên tiến.

Song song với những đóng góp lớn cho quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Nghệ An vẫn còn một số nơi để xảy ra tình trạng mất an toàn lao động, tác động ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người lao động và ảnh hưởng, xáo trộn chất lượng cuộc sống của nhân dân xung quanh khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

Đứng trước nguy cơ về mất an toàn lao động và ô nhiễm môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực hoạt động này, đặc biệt, tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật; tổ chức đào tạo, huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động và hoạt động thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đại diện Phòng An toàn khoáng sản và Vật liệu nổ công nghiệp báo cáo tại Hội nghị 

Về những văn bản quy phạm pháp luật phổ biến trong khai thác và chế biến khoáng sản, đại diện Phòng An toàn khoáng sản và Vật liệu nổ công nghiệp (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) cho biết, hiện có các văn bản phổ biến sau:

Theo đại diện Phòng An toàn khoáng sản và Vật liệu nổ công nghiệp, Điều 57, Luật Khoáng sản (Luật số 60/2010/QH12) quy định về vấn đề An toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động (QCVN 01:2011/BCT…); Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố (Thông tư số 43/2010/TT-BCT).

Bên cạnh đó, Điểm d, Điều 55 của Luật Khoáng sản quy định về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản: Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường.

Hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực an toàn trong khai thác, chế biến khoáng sản nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các địa phương về kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến khoáng sản; tạo điều kiện để các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và đề xuất, kiến nghị sửa đổi những quy định chưa phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hy vọng, thông qua Hội nghị này, các cơ quan quản lý nhà nước về kỹ thuật an toàn, môi trường tại địa phương; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đặc biệt các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất để ngành khai khoáng Việt Nam đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường.


Tác giả: Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website