Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vinamit vì sao vẫn phải bán hàng với giá thấp?

Mất 3 năm để tuân thủ 500 tiêu chuẩn, Vinamit mới chính thức bước vào thị trường tỉ dân.

Tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ và châu Âu vẫn chưa đủ để trở thành tấm vé thông hành đưa sản phẩm organic của Vinamit vào thị trường Trung Quốc...

Vào Trung Quốc khó hơn Mỹ và châu Âu

Từ năm 2000, Vinamit đã là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Mặc dù vậy, sản phẩm của Vinamit khi vào thị trường Trung Quốc vẫn chịu nhiều bất lợi. Chẳng hạn, do thiếu chứng nhận của Chính phủ Trung Quốc nên Vinamit vẫn phải bán hàng với giá thấp.

Thiếu giấy chứng nhận cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm của Vinamit bị hàng giả cạnh tranh gay gắt. Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vinamit, đã phải lăn lộn suốt 3 năm tại thị trường Trung Quốc để đòi lại thương hiệu Đức Thành, vì đối tác đã lợi dụng thương hiệu này ở Trung Quốc để bán hàng giả. Vì vậy, năm 2017, nhận thấy nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông sản hữu cơ của thị trường Trung Quốc rất lớn, ông Viên đã quyết tâm thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật để chờ ngày được cấp giấy chứng nhận. “Sản phẩm của Vinamit sẽ được Chính phủ giám sát hiệu quả hơn khi có giấy chứng nhận”, ông Viên chia sẻ.

Đáng nói là Vinamit đã có giấy chứng nhận Canh tác hữu cơ, Chế biến hữu cơ và Nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Organic) và Liên minh châu Âu (EU). Mặc dù vậy, Vinamit vẫn phải vất vả suốt 3 năm theo đuổi các tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc. “Để đạt tiêu chuẩn hữu cơ vào thị trường Trung Quốc còn khó hơn các tiêu chuẩn của thị trường Mỹ và châu Âu”, ông Viên nhận định.

Vinamit 1

Thực tế, Trung Quốc chỉ đánh giá chứng nhận những cây đã có trái và có thể thu hoạch, kiểm tra ngay tại nông trại, đếm thực tế tổng số cây và sản lượng trái và chỉ cấp cho đúng diện tích trồng, số cây và sản lượng trái tương ứng. Những loại cây khác như thơm, chuối… dù trồng trên đất và phương pháp, quy trình tương đương mà chưa có trái thì Trung Quốc cũng chưa cấp chứng nhận. Đặc biệt, sản phẩm được chứng nhận phải có logo và nhãn kiểm tra trên bao bì để hải quan Trung Quốc kiểm soát và khấu trừ trên số lượng được cấp chứng nhận.

Vinamit 2

Nếu sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ thiếu mã QR code thì cơ quan của Mỹ sẽ tự mang sản phẩm đi kiểm tra, sau 5-10 ngày, họ sẽ tự cấp mã QR code cho lô hàng và cho thông quan. Nhưng để có mã QR code vào Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phải gửi công hàm, tên công ty, địa điểm và vùng trồng có sản lượng bao nhiêu… tới Chính phủ Trung Quốc và chờ họ trả lời có chấp nhận cấp hay không. Nếu chấp nhận cấp giấy, Trung Quốc sẽ đưa ra những điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ và thực hiện.

Ông Viên đã phải trực tiếp làm thủ tục giấy tờ và phải liên tục di chuyển để tiết kiệm thời gian cấp giấy chứng nhận. Đến đầu năm 2019, Vinamit mới được thị trường Trung Quốc chấp nhận cấp giấy chứng nhận xuất khẩu với 2 sản phẩm là mít tươi và mít sấy.

Theo ông Viên, khi có giấy thông hành, sản phẩm hữu cơ của Vinamit bán tại Trung Quốc sẽ tăng thêm khoảng 20% giá trị. Hiện các sản phẩm này đang có mặt ở nhiều hệ thống siêu thị lớn của Trung Quốc cũng như được quảng cáo rộng rãi trên trang thương mại điện tử Alibaba.

Nâng giá trị cho sản phẩm Việt

Mới đây, Vinamit ký thỏa thuận với Nongfu Shanghai để phân phối hơn 150.000 tấn trái cây tươi giai đoạn 2019-2020 tại Trung Quốc. Trong liên kết này, Nongfu Shanghai sẽ hỗ trợ Vinamit phát triển sản phẩm trái tươi cho riêng thị trường Thượng Hải. “Trung Quốc là một thị trường lớn của Vinamit. Người tiêu dùng thu nhập cao rất quan tâm đến các sản phẩm sạch”, ông Viên chia sẻ. Năm 2018, Vinamit xuất khẩu khoảng 1.600 tấn mít sấy sang các nước, thì có khoảng 1.100 tấn là xuất vào thị trường Trung Quốc.

Cũng phải nói thêm, thị trường Trung Quốc hiện đang nâng chất lượng sản phẩm nhập khẩu, nhất là nông sản, nhưng 70% hàng nông sản của Việt Nam xuất thô vào Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Do đó, nỗ lực của Vinamit đưa hàng nông sản hữu cơ vào Trung Quốc đang được nhiều doanh nghiệp trong nước tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm.

Năm 2019, doanh thu dự kiến của Vinamit sẽ tăng 50%. Ông Viên cho rằng trải qua nhiều khó khăn với hơn 500 tiêu chuẩn kỹ thuật đang mang lại nhiều thuận lợi cho Vinamit. Từ rau, trái cây hữu cơ, trong năm 2019, Vinamit sẽ có thêm thịt chuẩn hữu cơ, các sản phẩm nước trái cây viên nén. Vinamit đang dự định mở thêm kênh phân phối các sản phẩm hữu cơ trong năm nay và kênh bán hàng online đang tạo đột phá về doanh thu cho Công ty.

Vinamit 3

Trong cơ cấu xuất khẩu của Vinamit, thị trường Trung Quốc chiếm 60%, còn lại một tỉ lệ khá lớn vào thị trường Mỹ; một số thị trường khác như Malaysia, Philippines… cũng đang quan tâm đến sản phẩm của Vinamit. “Giống như thị trường bán lẻ, những kênh bán lẻ lớn thế giới đã chiếm lĩnh hết rồi, vậy còn cơ hội nào nếu không tìm ra thị trường ngách? Nông nghiệp Việt Nam chỉ có cơ hội duy nhất đi ra thị trường thế giới bằng kênh hữu cơ”, ông Viên nhận định.

Theo ông Viên, chứng nhận organic cho hệ thống sản phẩm của Vinamit sẽ mở rộng cánh cửa để đưa các mặt hàng nông sản Việt Nam đàng hoàng bước vào các thị trường Bắc Mỹ, Nhật và EU, nơi có yêu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn về các tiêu chuẩn sức khỏe, dinh dưỡng và môi trường.

Ngoài thị trường Trung Quốc, sản phẩm hữu cơ của Vinamit cũng được xuất khẩu khá nhiều vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Công ty đang thiếu sản lượng để xuất khẩu vì nhu cầu ngày càng tăng. Thời điểm Công ty vừa được tổ chức kiểm định của Hà Lan Control Union cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn USDA (Mỹ) và EU, thì vài siêu thị lớn của Mỹ đã đặt vấn đề mua hàng. Nhưng mới chỉ một đơn hàng đã là 30 tấn/tháng, nên Công ty không đủ hàng để xuất khẩu. Vì vậy, Vinamit đang nỗ lực để tăng sản lượng sản phẩm hữu cơ trong thời gian tới.

Vì vậy, cùng với thị trường Trung Quốc, ông chủ của Vinamit cũng đang có những kế hoạch cụ thể để chinh phục thị trường tiếp theo là Mỹ.

 

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website