Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nông sản hàng Việt ra sao khi CPTPP xóa bỏ thuế suất?

Nông sản và hải sản – thế mạnh xuất khẩu của Canada được cho sẽ “đổ bộ” vào Việt Nam trong năm tới (2020) khi việc xóa bỏ thuế quan đối với các ngành hàng này trong Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực. Tuy nhiên, những sản phẩm này không có tính cạnh tranh với sản phẩm cùng ngành hàng của Việt Nam mà có tính tương hỗ.

Ngày 6/8, tại TP. Đà Nẵng, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đã phối hợp với Sở Công Thương thành phố tổ chức hội thảo “Nắm bắt cơ hội kinh doanh với Canada trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”.

Ông Đinh Công Thanh - Ủy viên Thương mại ĐSQ Canada thông tin về CPTPP và các cơ hội hợp tác thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Ông Đinh Công Thanh - Ủy viên Thương mại Đại sứ quán Canada  tại Hà Nội cho biết,  Canada hiện là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới với GDP 2018 ước đạt 2.220 tỷ CAD (đôla Canada), là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới (đứng thứ 2). Trong quan hệ thương mại song phương với Việt Nam, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 quốc gia trong năm 2018 ước đạt 6,4 tỷ CAD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Canada hơn 5,3 tỷ CAD với các mặt hàng chủ yếu là máy móc, điện tử, giày dép, dệt kim, dệt may, đồ gỗ nội thất và nhập khẩu từ Canada hơn 1 tỷ CAD với các mặt hàng cá hồi, lúa mì, tôm hùm, cá tuyết, trái cây ôn đới các loại….Từ năm 2015, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối ASEAN.

Đặc biệt, có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019, CPTPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên và duy nhất Việt Nam và Canada cùng tham gia, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả hai bên. Đặc biệt, đối với Canada cơ hội xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh sang Việt Nam là rất lớn.

“Đây là FTA đầu tiên có cả Việt Nam – Canada, là sự thay đổi rất lớn trong việc tiếp cận và thay đổi môi trường kinh doanh. CPTPP cho phép doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi tiếp cận thị trường, tạo khung pháp lý chung cho các doanh nghiệp của các nước thành viên được tiếp cận thị trường chung một cách dễ dàng”, ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, với việc điều chỉnh đối với chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và uy tín ngày càng cao của Việt Nam với tư cách là một trung tâm sản xuất và xuất khẩu, ngày càng có nhiều cơ hội để Canada đưa các sản phẩm chất lượng cao của mình đến với người tiêu dùng Việt, nhất là khi các doanh nghiệp Canada được hưởng những ưu đãi đáng kể thông qua lộ trình cắt giảm thuế quan trong CPTPP.

Ngay khi CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam (14/1), thuế nhập khẩu tôm hùm Canada đã giảm từ 35% xuống còn chỉ còn 15%

Trong phần thông tin của mình, Đại sứ quán Canada đặc biệt lưu tâm đến nông sản và hải sản xuất từ Canada sang Việt Nam - lĩnh vực được hưởng lợi rất lớn từ CPTPP. Bởi thuế suất nhập khẩu của hầu hết các sản phẩm nông sản, hải sản của Canada vào Việt Nam đều sẽ được xóa bỏ vào năm 2020, hứa hẹn kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Canada vào Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm tới. Cụ thể, thuế suất nhập khẩu các mặt hàng như cherries, lúa mì, hải sản như bơ tuyết, hàu, cá hồi đã được xóa bỏ ngay khi CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam (14/1 vừa qua); thuế suất của các mặt hàng như thịt bò các loại, đậu Hà Lan, đậu lăng khô, táo, toàn bộ các sản phẩm lâm nghiệp và sản phẩm giá trị gia tăng từ gỗ sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2020.

Mặc dù cả Việt Nam và Canada đều có thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, tuy nhiên, theo ông Thanh các sản phẩm của lĩnh vực này giữa 2 quốc gia không mang tính cạnh tranh mà ngược lại có tính bổ trợ lẫn nhau.

Ngoài ra, CPTPP cũng cho phép xóa bỏ thuế suất đối với khoai tây chiên, mỹ phẩm (chưa áp dụng CPTPP là 30%) của Canada sang Việt Nam vào năm 2021; các sản phẩm khác của Canada đang phải chịu thuế nhập khẩu cao như máy móc công nghiệp (25%), hóa chất và nhựa (31%), kim loại và khoáng sản (40%) đều có lộ trình xóa bỏ thuế quan trước 2027.

“Với CPTPP, Canada nhìn thấy cơ hội trong hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như tham gia các gói thầu mua sắm Chính phủ; công nghệ thông tin và viễn thông (Canada có thế mạnh trong quản lý băng thông rộng, kiểm soát giao thông thông minh, IoT, an ninh mạng.., Việt Nam có lực lượng kỹ sư mạnh, có năng lực); Công nghệ sạch (Quản lý chất thải, nước thải, năng lượng sạch, hiệu quả trong sử dụng, quản lý năng lượng….); ngành hàng không vũ trụ; gỗ và sản phẩm lâm nghiệp (Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ thứ 2 Châu Á, nhưng lại nhập khẩu nguyên liệu đầu vào; trong khi, Canada là quốc gia xuất khẩu lâm nghiệp lớn nhất thế giới); ngoài ra, 2 quốc gia còn có cơ hội hợp tác trong lĩnh vực Canada, giáo dục….”, ông Thanh chia sẻ.

Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, nhưng lại nhập khẩu gỗ nguyên liệu 

Đại diện Đại sứ quán Canada cũng cho rằng CPTPP sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tạo tính khả đoán và minh bạch cho các nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư cả hai bên, khuyến khích thúc đẩy thương mại điện tử thông qua các quy tắc về bảo mật thông tin cá nhân…


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website