Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được triển khai đồng bộ và đi vào chiều sâu
Cuộc vận động đã trở thành một trong những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên từ việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt để người tiêu dùng biết và lựa chọn mua sắm thông qua các hội chợ triển lãm sản phẩm; vận động các doanh nghiệp đưa hàng hóa sản xuất trong nước về địa bàn nông thôn vùng sâu vùng xa, miền núi, biên giới kết hợp với các chương trình khuyến mại để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân…
Thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020. Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 270/KH-UBND ngày 24/12/2015 về việc triển khai thực hiện Đề án, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã đem lại kết quả thiết thực như: Hàng năm, tổ chức các Hội nghị xúc tiến xuất khẩu nông sản, trái cây và thủy sản của Việt Nam, làm cầu nối giới thiệu sản phẩm hàng hòa của Việt Nam sang thị trường Tây Nam – Trung Quốc; ký kết hợp tác xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành phố trên cả nước để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của địa phương; Tổ chức hỗ trợ nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các Hội chợ: Hội chợ Việt Nam Expo tại Hà Nội; Hội chợ Công Thương 28 tỉnh phía Bắc; Hội chợ Hùng Vương tại Phú Thọ, các Hội chợ quảng bá đặc sản vùng miền tại Hà Nội…; Hỗ trợ 09 đơn vị xây dựng nhãn hiệu tập thể tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa trong tỉnh…
Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Trong 10 năm qua, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tổ chức 14 phiên chợ bán hàng Việt tại khu vực miền núi, biên giới và các khu công nghiệp với trên 525 gian hàng, 325 doanh nghiệp tham gia, thu hút được trên 165.000 lượt khách đến tham quan mua sắm, thông qua các hoạt động này tạo niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước, giúp cho người dân được sử dụng những hàng hóa sản xuất trong nước với chất lượng và giá thành hợp lý.
Theo dõi, quản lý và kiểm tra chặt chẽ các hoạt động bán hàng Việt khuyến mại, các hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn thực hiện các chương trình khuyến mại và hội chợ triển lãm đảm bảo đúng quy định. Sở Công Thương đã xác nhận đăng ký và tiếp nhận 30.255 chương trình khuyến mại, xác nhận 125 chương trình khuyến mại mang tính chất may rủi. Các địa phương trong tỉnh Lào Cai đã phối hợp tổ chức 135 hội chợ triển lãm cấp khu vực và quốc tế, thu hút gần 10.000 lượt doanh nghiệp với 12.438 gian hàng, 753.300 lượt khách đến tham quan, mua sắm, doanh thu bán hàng tại các hội chợ đạt 416,9 tỷ đồng, giá trị hợp đồng ký kết đạt gần 2,4 tỷ USD.
Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức xây dựng và phát triển các điểm dừng nghỉ, giới thiệu sản phẩm của Lào Cai tại trục đường 4D (đi Sa Pa) và một số tuyến phố tại thành phố Lào Cai và huyện Bắc Hà (toàn tỉnh hiện có trên 12 điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm và phục vụ khách du lịch); các doanh nghiệp đã khai thác những sản phẩm hàng hóa lợi thế của tỉnh để trưng bày, giới thiệu và bán cho du khách, đây cũng là những điểm mới cần được hỗ trợ nhân rộng.
Công tác phát triển thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh. Nhận thấy hình thức kinh doanh trực tuyến hiện nay phát triển mạnh mẽ và hiệu quả nên trong những năm qua, Sở Công Thương đã tổ chức 12 lớp tập huấn về TMĐT cho trên 800 lượt người là cán bộ công chức và lao động công tác tại các sở, ban, ngành, doanh nghiệp/HTX trong tỉnh; hỗ trợ xây dựng website cho 15 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn. Nâng cấp sàn TMĐT của tỉnh cùng liên kết với sàn TMĐT của Bưu điện Việt Nam, thông qua hoạt động hỗ trợ về TMĐT đã tuyên truyền rộng rãi kiến thức thương mại điện tử và tạo thói quen tiếp cận hình thức kinh doanh điện tử cho các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở kinh doanh nhằm giảm các chi phí kinh doanh, tìm kiếm thị trường, xây dựng mạng lưới kênh phân phối, tạo dựng uy tín với người tiêu dùng... một cách hiệu quả.
Tỉnh cũng đã xây dựng 02 mô hình thí điểm về điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt Nam” cho Công ty TNHH Thương mại tổng hợp huyện Bảo Yên và Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Long Hải. Đây là những địa chỉ tin cậy để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và bán hàng Việt nói chung và hàng hóa nông sản của Lào Cai nói riêng đến người tiêu dùng trong tỉnh và du khách trong và ngoài nước, góp phần thay đổi nhận thức của nhân dân về hàng hóa sản xuất trong nước, thay đổi hành vi mua sắm, tiêu dùng của nhân dân, hiện đang nhân rộng mô hình thí điểm tại các địa phương khác trong tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động còn bộc lộ một số hạn chế đó là: Với trên 180 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, hoạt động thương mại biên giới phát triển mạnh mẽ, hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phổ biến, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng đã thu hút đông lượng người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng như du khách trong nước khi đến Lào Cai, trong khi đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm đến phát triển thương hiệu, sản phẩm hàng hóa còn nghèo nàn chưa mang tính hàng hóa, chưa quan tâm đầu tư bao bì, tem nhãn, vệ sinh an toàn thực phẩm... do vậy chưa thu hút được người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong tỉnh. Các doanh nghiệp ngoài tỉnh chưa quan tâm phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao... do vậy nhiều sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng.
Để tiếp tục thực hiện mạnh mẽ Cuộc vận động, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng nhiều hình thức và phù hợp với thực tiễn tại tỉnh miền núi, biên giới. Ưu tiên thời lượng tuyên truyền trên sóng truyền hình, trên báo của địa phương đối với sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh, trong nước. Tuyên dương cách làm hay, mô hình tiêu biểu của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa do Việt Nam sản xuất.
Thứ hai, vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; tuân thủ các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về trách nhiệm đối với người tiêu dung.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác XTTM, TMĐT... hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng Việt lưu động, tăng cường mạng lưới phân phối đều khắp, tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam; Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, điều tra thị hiếu người tiêu dùng, , tổ chức hội thảo, triển lãm, quảng bá, hội chợ sản phẩm hàng hoá trong tỉnh và ngoài tỉnh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp trong tỉnh…
Thứ tư, duy trì và phát triển thêm các điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” nhằm thiết thực triển khai các nhiệm vụ của Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh, kêu gọi doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa phù hợp mọi đối tượng người tiêu dùng.
Thứ năm, tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết về thực hiện Cuộc vận động.
Thứ sáu, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để làm tốt được các nhiệm vụ nêu trên, ngành Công Thương Lào Cai cần nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai, Nạp Tiền 188bet và UBND tỉnh Lào Cai, sự phối hợp của các cơ quan, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh để nhiệm vụ thực hiện CVĐ ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành một trong những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của ngành Công Thương nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt.