Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người Ninh Bình chọn hàng Việt Không còn tâm lý sính ngoại

Từ chỗ kêu gọi mọi người ưu tiên dùng hàng nội, nay Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo đà để các doanh nghiệp Việt đầu tư nghiên cứu sản xuất ra những mặt hàng chất lượng, có sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đó là chia sẻ của ông Đỗ Việt Anh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Bình, Trưởng ban chỉ đạo CVĐ sau 10 năm triển khai CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn.

Ông Đỗ Việt Anh cho biết: Hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã từng bước khẳng định được chất lượng, mẫu mã cũng như thương hiệu. Chính vì lẽ đó, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thực sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam, không còn nặng tâm lý sính ngoại như trước, mà ngày càng tinh tế hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, thương hiệu. Sản phẩm nào tốt, và giá thành phù hợp sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu. MTTQ tỉnh Ninh Bình thường xuyên quán triệt, vận động cán bộ, đảng viên, người lao động ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam trong mua sắm công và tiêu dùng cá nhân.

Để CVĐ thực sự có hiệu quả, tác động rõ rệt đến nền sản xuất trong nước, thời gian qua, Sở Công thương tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt, tổ chức hội chợ, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng CVĐ bằng việc đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa; mở rộng hệ thống phân phối, nâng cao tỷ lệ hàng Việt Nam trong cơ cấu hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp.

“Khi tinh thần yêu nước được khơi gợi, trở thành nếp văn hóa, trở thành hơi thở của cuộc sống, của mọi công dân thì câu chuyện tiêu dùng hàng hóa trong cuộc sống sẽ thay đổi. Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy người dân của các quốc gia đã và đang phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản... luôn ý thức về văn hóa tiêu thụ, nghĩa là tiêu thụ sản phẩm trong nước là trách nhiệm, nghĩa vụ, như một cách khẳng định giá trị của quốc gia mình. Vì thế chúng ta phải xem CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không phải là để bảo vệ người sản xuất, cũng không phải chủ trương bảo hộ hàng hóa trong nước mà chính là vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam” - ông Đỗ Việt Anh chia sẻ.

Việc tuyên truyền hiệu quả đã góp phần chuyển biến nhận thức của người dân và các thành phần kinh tế có cách nhìn đúng đắn về tiềm năng phát triển kinh tế đất nước trước xu thế phát triển hội nhập quốc tế. Người tiêu dùng đã từng bước nhận thức đúng đắn hơn khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; tâm lý sính ngoại của một bộ phận người tiêu dùng đã có sự thay đổi, phong cách tiêu dùng mới từng bước được xây dựng; hàng hóa, sản phẩm do Việt Nam sản xuất có tỷ lệ tiêu thụ ngày càng tăng…

Nhân rộng những mô hình hay

Có thể khẳng định, sau 10 năm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên để CVĐ “chuyển biến về chất”, bên cạnh việc ủng hộ sản xuất trong nước, tiêu dùng nội địa thì các doanh nghiệp cũng cần tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, hợp lý giá cả, mở rộng thị trường phân phối, chăm sóc khách hàng...

Ông Đỗ Việt Anh cho biết, ngay sau chỉ đạo của Trung ương về triển khai CVĐ, Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành văn bản hướng dẫn triển khai CVĐ và thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh. 8/8 huyện, thành phố tham mưu cho cấp ủy cùng cấp ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai CVĐ, tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về triển khai thực hiện CVĐ tại địa phương. Trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về thực hiện CVĐ.

“Trong 10 năm thực hiện CVĐ trên địa bàn, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp; quy hoạch phát triển nghề và làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch; quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh và cấp huyện; quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, thu hút và đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất phân đạm, dự án thép chất lượng cao nhằm thay thế hàng nhập khẩu; tạo điều kiện cho các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào ổn định; cải tạo, nâng cấp lưới điện, đặc biệt là lưới điện nông thôn, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân” - ông Đỗ Việt Anh cho biết.

Trong 10 năm qua, tỉnh Ninh Bình cũng đã tổ chức thực hiện 155 chương trình xúc tiến thương mại với tổng số tiền gần 15,2 tỷ đồng; tổ chức cho 13 doanh nghiệp tham gia hội chợ, khảo sát thị trường nước ngoài và 39 doanh nghiệp tham gia các hội chợ với trên 4.250 gian hàng tại 8/8 huyện, thành phố, thu hút 1.900 lượt doanh nghiệp tham gia và 1.900.000 lượt người tham quan, mua sắm, trị giá giao dịch khoảng 60 tỷ đồng... Với sự quan tâm, tạo điều kiện, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, ưu tiên sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước, đồng thời tích cực đổi mới mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng với phương châm cung cấp ra thị trường các sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Một số sản phẩm như cơm cháy Ninh Bình, rượu Kim Sơn, sản phẩm nước giải khát của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, gốm Bồ Bát, xi măng, phân bón… đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước tin tưởng sử dụng.

Với tinh thần chủ động, sáng tạo, trong triển khai thực hiện CVĐ, đến nay, tỉnh Ninh Bình đã xuất hiện nhiều mô hình hay. Tiêu biểu như mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị như: Chuỗi giá trị rau, củ quả của Công ty cổ phần chế biến nông sản Việt Xanh (Yên Khánh); chuỗi giá trị đặc sản của doanh nghiệp Tiến Lý (thành phố Tam Điệp), HTX đặc sản Yên Hòa (Yên Mô)... Ngoài ra còn có các mô hình như: Tổ liên kết về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tổng hợp hoạt động có hiệu quả như HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn tại xã Khánh Công (Yên Khánh); mô hình “Trồng cây thuốc nam trên đất bãi bồi ven biển” tại xã Kim Hải (Kim Sơn); mô hình sản xuất tinh bột nghệ xã Yên Sơn….

Việc tổ chức triển khai CVĐ có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, xuyên suốt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, sở, ngành, MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội với các hình thức, hoạt động khá phong phú, sáng tạo, đạt hiệu quả thiết thực. CVĐ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hành động của người tiêu dùng Ninh Bình ưu tiên dùng hàng Việt; ổn định giá cả hàng hóa và tăng sức mua đối với hàng hóa Việt. Tỷ lệ người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt có xu hướng ngày càng tăng.

“Để CVĐ vẫn tiếp tục và không bị mờ nhạt, thời gian tới chúng tôi phải nỗ lực nhiều hơn nữa, làm cầu nối cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, kiên trì vận động, thuyết phục người tiêu dùng ý thức dùng hàng Việt ngày càng nhiều hơn thông qua tuyên truyền, vận động và tổ chức các phiên chợ về nông thôn” - ông Đỗ Việt Anh khẳng định.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website