Kon Tum chú trọng đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi
Việc đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới giúp hàng Việt từng bước "bám rễ" sâu hơn ở thị trường nông thôn; doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo Sở Công Thương Kon Tum, trong 5 năm, từ năm 2015 - 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương tổ chức thành công 17 phiên chợ tại 6 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Phiên chợ đưa hàng Việt đến khu vực miền núi, biên giới tại các huyện: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông. Mỗi phiên chợ kéo dài 3 - 7 ngày, quy mô từ 20 - 100 gian hàng với sự tham gia của 10 - 70 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan mua sắm.
Đánh giá của Sở Công Thương Kon Tum cho thấy, thông qua các phiên chợ hàng Việt, người dân ở những nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh đã có điều kiện được tiếp cận với hàng hóa chất lượng, mẫu mã đa dạng do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Qua đó, thúc đẩy hoạt động thương mại tại khu vực Kin Tum ngày càng phát triển. Đồng thời, các doanh nghiệp có cơ hội khảo sát nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tìm kiếm thị trường, mở chi nhánh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, phiên chợ hàng Việt về vùng sâu, vùng xa, biên giới còn là cơ hội để xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt, tôn vinh thương hiệu Việt của các doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp với thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thông qua phiên chợ hàng Việt, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có giá cạnh tranh so với hàng hóa nước ngoài sản xuất, góp phần loại bỏ hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng đang bày bán ở thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Cùng với các chương trình đưa hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới, dưới sự hỗ trợ của Nạp Tiền 188bet
, Sở Công Thương Kon Tum đã triển khai xây dựng được 2 điểm bán hàng Việt với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" tại huyện Kon Plông và TP. Kon Tum.
Thông qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa do Việt Nam sản xuất đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm nông sản đặc trưng của các huyện đến với du khách tham quan du lịch; bước đầu hình thành hệ thống phân phối hàng Việt Nam.