Kết nối cung cầu hàng hóa: Khai thác tối đa tiềm năng, phát huy thế mạnh của từng địa phương
Năm nay, Ban tổ chức tập trung hỗ trợ các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, hàng nông sản, thực phẩm đạt chuẩn an toàn, có truy xuất nguồn gốc và sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu; tìm kiếm nguồn hàng đặc sản trên cả nước cung cấp cho thị trường thành phố, bổ sung nguồn cung bình ổn thị trường, góp phần hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và xúc tiến mở rộng thị trường cho hàng sản xuất trong nước có chất lượng cao, giá cả hợp lý, có tiềm năng xuất khẩu.
Một trong những điểm mới của hội nghị năm nay là ban tổ chức đã bổ sung thêm 2 khu vực với 14 văn phòng giao dịch cho 14 đơn vị, gồm 10 hệ thống phân phối lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, 1 đơn vị phân phối của An Giang, 1 đơn vị logistic và 2 đơn vị xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp cung ứng sẽ tiếp cận, đàm phán chi tiết, giao dịch trực tiếp tại đây.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức, qua 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình Hợp tác thương mại đã tạo được mối quan hệ hợp tác toàn diện. Thông qua kết nối, lợi thế của mỗi địa phương đã được phát huy tối đa, trong đó TP. Hồ Chí Minh có thế mạnh về sản xuất, chế biến; các địa phương có thế mạnh về kinh nghiệm nuôi trồng nông sản, tiềm năng về nguồn nguyên liệu, đặc sản địa phương. Chương trình góp phần nâng cao hiệu quả mở rộng mạng lưới phân phối gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động cũng như thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường ngay tại các địa phương.
Trong khuôn khổ hợp tác, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành đã chủ động triển khai nhiều hoạt động nhằm khai thác tối đa tiềm năng, phát huy thế mạnh của từng địa phương để liên kết phát triển, kết nối hai chiều, hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ, mở rộng hàng hoá sản xuất trong nước và có tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là hoạt động kết nối cung cầu hàng hoá giữa TP. Hồ Chí Minh và các địa phương.
Tính chung trong giai đoạn 2012-2019, với 8 năm thực hiện chương trình kết nối cung cầu hàng hoá có quy mô ngày càng mở rộng, hàng hóa ngày càng phong phú, số lượng địa phương, doanh nghiệp tham gia và hợp đồng, mặt hàng cung ứng được các bên ký kết ngày càng nhiều.
Lũy kế đến nay có 3.193 hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết với giá trị thực hiện ước đạt bình quân 4.500 tỷ đồng/năm. Kết nối cung cầu hàng hoá đã trở thành sự kiện quan trọng, giải pháp thiết thực để triển khai hiệu quả chương trình hợp tác, khẳng định thương hiệu, tạo được sức lan toả lớn đến các địa phương.
Chia sẻ thêm về những kết quả này, Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong Chương trình hợp tác thương mại giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ giai đoạn 2016 - 2020, TP. Hồ Chí Minh ký kết tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh thành trên 4.500 tỷ đồng/năm.
Qua 5 năm thực hiện, đã có 28 doanh nghiệp bình ổn thị trường của thành phố đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất; 63 trang trại nuôi trồng tại các tỉnh thành với tổng vốn đầu tư trên 18.000 tỷ đồng. Trong khi các DN này đã liên kết, ứng vốn cho nông dân canh tác, bao tiêu nông sản đạt 3.200 tỷ đồng/năm và đã có hơn 3.190 hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa các DN được ký kết trong 5 năm qua.
Ông Vũ cho biết, trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên hỗ trợ các mặt hàng hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGap, GlobalGap; hướng đến xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản, đặc sản ở từng địa phương. Riêng thành phố sẽ tiếp tục xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, liên kết chặt chẽ, lưu thông hàng hóa hiệu quả và giảm chi phí trung gian và đẩy mạnh xuất khẩu.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã đánh giá cao sự hợp tác của Nạp Tiền 188bet trong việc hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh đạt được những thành tựu nổi bật trong hoạt động hợp tác thương mại giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành và nhưng đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên khắp mọi miền. Ông Đức hy vọng, hội nghị năm nay sẽ tiếp tục mang lại những kết quả thiết thực, tạo môi trường giao thương sôi động, hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đạt hiệu quả cao.
Trong khuôn khổ chương trình, lãnh đạo Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành đã ký kết Chương trình Hợp tác thương mại giữa TP. Hồ Chí Minh và 20 tỉnh, thành Đông và Tây Nam bộ giai đoạn 2020-2025 với các nội dung và giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương, thông tin thị trường, tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các mặt hàng, thế mạnh của các địa phương.