Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đưa hàng Việt tới tay công nhân

Với hơn 82.000 lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trên địa bàn, hàng ngày công nhân tỉnh Vĩnh Phúc tiêu thụ một khối lượng hàng hóa khổng lồ để phục vụ cuộc sống. Để đưa hàng Việt gần hơn với công nhân lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với ngành Công thương tổ chức các hội chợ hàng Việt để người lao động lựa chọn hàng Việt khi tiêu dùng.“Đi chợ” cùng công nhân.

Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ý thức người tiêu dùng đã được nâng lên một bước đáng kể. Trong đó, phải kể đến những công nhân lao động đang làm việc tại các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có cách nhìn tích cực hơn về hàng Việt. Với đặc thù là tỉnh cửa ngõ của Thủ đô, với nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp, các công ty đầu tư làm ăn nên các KCN, KCX xuất hiện ngày một nhiều.

Chị Nguyễn Thị Tâm, Công ty TNHH Cammsys Việt Nam, khu công nghiệp Bá Thiện, huyện Bình Xuyên cũng như nhiều công nhân khác thường đến chợ gần nhà để mua sắm. Ngoài việc đi làm hàng ngày, chị còn phải lo nội trợ cho cả gia đình 4 miệng ăn. Với thu nhập khoảng 7 triệu/tháng, chị Tâm vẫn phải tằn tiện chi tiêu may ra mới đủ. Thời gian gần đây, quanh KCN chị đang làm thường xuyên tổ chức các chuyến hàng Việt với giá cả phải chăng để phục vụ nhu cầu công nhân, nhất là các nhu yếu phẩm sinh hoạt. Được tuyên truyền, được quảng bá sản phẩm, chị cũng giống như nhiều chị em công nhân khác dần sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Còn chị Phan Quỳnh Anh, công nhân Công ty Partron Vina ở KCN Khai Quang, TP Vĩnh Yên may mắn hơn nhiều công nhân khác là không phải ở trọ. Nhưng chị cũng phải vun vén lắm mới đủ chi tiêu trong gia đình. Trước đây, sáng sớm mỗi ngày, chị thường tranh thủ thời gian dậy sớm, mua thực phẩm từ chợ của thị trấn Hòa Mạc, hoặc tranh thủ sau giờ làm chiều để mua sắm. Tuy nhiên, thực phẩm sau giờ làm chiều thường không tươi, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa kể, với những ngày phải tăng ca, chị gần như không có thời gian mua sắm. “Giống như nhiều chị em công ty, tôi chỉ mong có một điểm mua sắm hàng hóa gần công ty với giá cả phải chăng, chất lượng tốt. Nếu được, có thể giảm giá hoặc cho phép chúng tôi trả vào kỳ lương. Tuy nhiên, so với hàng cùng loại của Thái Lan, hàng Việt Nam chưa thật sự đa dạng về mẫu mã, giá còn khá cao so với đồng lương của công nhân, nhưng về mặt nào đó có thể tạm chấp nhận”- chị Quỳnh Anh chia sẻ. 

Thay đổi thói quen người tiêu dùng

Ông Nguyễn Anh Tuấn- Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ Cosmos, khu công nghiệp Khai Quang, TP Vĩnh Yên cho biết: Công nhân tại các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 82.000 người. Con số này dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới đây. Họ chính là lực lượng tiêu dùng lớn trên địa bàn tỉnh.

Để nâng cao ý thức tiêu dùng hàng hóa Việt cho công nhân, thời gian qua, các cấp công đoàn tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt Nam. Hằng năm, các cấp công đoàn đều có văn bản gửi tới các cấp công đoàn, vận động đoàn viên công đoàn ưu tiên sử dụng sản phẩm của Việt Nam, vì ủng hộ hàng Việt Nam chính là thêm cơ hội củng cố việc làm của chính công nhân.

“Nhờ đó, nhận thức của người lao động về ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước dần được nâng cao. Thị trường đã có, tâm lý của người tiêu dùng cũng có, quan trọng là liệu doanh nghiệp (DN) có tận dụng được cơ hội này không?”- ông Tuấn chia sẻ.

Theo Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Trung ương, Ban Chỉ đạo tỉnh Vĩnh Phúc cùng với ngành Công thương, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến thương mại Vĩnh Phúc, các DN và các siêu thị thương mại trên địa bàn tỉnh tổ chức các hội chợ, phiên chợ và các chương trình đưa hàng Việt chất lượng tốt, giá cả hợp lý, bảo đảm các tiêu chí an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp KCN và KCX; đáp ứng được nhu cầu mua sắm của công nhân lao động và học sinh, sinh viên, đồng thời tạo kênh phân phối cho DN nhằm kích cầu tiêu dùng.

Tính đến hết tháng 4/2019, Vĩnh Phúc đã tổ chức trên 40 hội chợ kích cầu tiêu dùng, trên 56 phiên chợ hàng Việt, 270 điểm bán hàng lưu động. Các chương trình đưa hàng việt về nông thôn, miền núi đã thu hút hàng ngàn lượt DN, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia, doanh thu đạt hàng trăm tỷ đồng và đã thu hút trên một triệu lượt khách tham quan và mua sắm hàng hoá. Thông qua đó đã dần thay đổi nhận thức, có tác động tích cực đến tâm lý người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương dễ dàng tiếp cận với hàng hoá Việt Nam có chất lượng với giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn đồng thời từng bước làm thay đổi dần thói quen của người tiêu dùng trong việc mua sắm, sử dụng hàng Việt. Trong đó, việc triển khai các phiên chợ hàng Việt, chuyến hàng lưu động về phục vụ người lao động làm việc tại KCX, KCN đã đạt được hiệu quả cao.

Cùng từ đó, các DN sản xuất trong nước gần đây đã quan tâm hiểu rõ tâm lý, nhu cầu người tiêu dùng và tiềm năng của thị trường nội địa, từ đó mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất để tạo ra sản phẩm, hàng hoá với chất lượng cao, đa dạng, giá cả cạnh tranh với hàng ngoại nhập, từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website