Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần thêm nhiều sản phẩm “Made by Vietnam”

Sau nhiều năm đàm phán, ngày 30-6-2019 vừa qua, Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã chính thức ký kết.


Cùng với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA được kỳ vọng sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. 


Có cả thuận lợi và khó khăn


Thứ nhất, EVFTA mang lại những cơ hội lớn về phát triển thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Đây cũng là thị trường có đông dân số (khoảng 513 triệu người) và có mức độ mở lớn nhất thế giới. Thương mại giữa EU và Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong thập niên vừa qua, với tổng kim ngạch tăng gần 5 lần trong giai đoạn 2008-2018, trong đó thâm hụt thương mại tăng về phía EU.


Theo dự báo từ dự án Hỗ trợ đầu tư và chính sách thương mại châu Âu (Mutrap), trong giai đoạn thực hiện đến năm 2025, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ cao hơn 7% - 8% so với trước khi ký EVFTA. Xuất khẩu từ Việt Nam sang EU được dự báo sẽ tăng hơn 50% vào năm 2020, lượng hàng nhập khẩu từ EU sẽ có sự tăng trưởng đáng kể. Việt Nam là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 16 và là đối tác đứng thứ 2 của EU trong Hiệp hội Các quốc gia ASEAN. 


Cùng với lợi thế, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức để có thể tận dụng tốt nhất việc ưu đãi thuế quan cho hàng Việt. Đáng lưu ý, các nhóm hàng Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu như thủy hải sản, dệt may, đồ gỗ... đứng trước thách thức phải nhanh chóng cải thiện quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng, để đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về nhập khẩu vào thị trường EU cũng như các điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan của EVFTA. 


Với ngành dệt may, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, trong vài năm đầu, ngành này có thể gặp một số bất lợi nhất định vì cần có thời gian chờ thuế được giảm về 0% theo lộ trình, nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ không còn được hưởng mức thuế 9% của Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).


Thay vào đó, dệt may sẽ phải chịu mức thuế cao hơn từ thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mà EU đang áp dụng ở mức khoảng 12%. Mặt khác,  EVFTA quy định các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, trong khi phần lớn doanh nghiệp (DN) của ta vẫn thực hiện công đoạn may cắt chứ chưa sản xuất nguyên liệu (vải và sợi), vì vậy việc phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu sẽ là thách thức rất lớn đối với các DN. 

Trường hợp ngành thủy sản Việt Nam phải nhận thẻ vàng vào tháng 10-2018 của Ủy ban châu Âu về hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không theo báo cáo và không theo quy định, cũng là một ví dụ. Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của hải sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, cho dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực khắc phục. 


Nuôi dưỡng sức cầu trong nước


Trước diễn biến phức tạp từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như với việc EVFTA đã ký kết, theo các chuyên gia, Việt Nam cần chủ động tranh thủ lợi thế đang mở ra để thực hiện công cuộc đổi mới lần 2 nhằm tiến nhanh và xa hơn. Điều quan trọng, Việt Nam phải có các sản phẩm “Made by Vietnam” (tạo ra bởi người Việt) chứ không phải “Made in Vietnam” (tạo ra tại Việt Nam) như hiện nay.


Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng việc chúng ta xuất khẩu rất nhiều chiếc điện thoại Samsung “Made in Vietnam” không có giá trị bằng việc chúng ta thiết kế và làm chủ những sản phẩm xuất khẩu của chính mình “Made by Vietnam”. 


Để làm được việc này, cần thực hiện quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu nền kinh tế. Lâu nay, tái cơ cấu thường được cho là cải cách về hành chính, ngân hàng, đầu tư công, DN nhà nước. Bối cảnh hiện nay đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam cần hướng đến mục tiêu dựa nhiều hơn vào nội lực, bằng việc nuôi dưỡng sức cầu trong nước và xây dựng năng lực cho đội ngũ DN.


Chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế phải nhận được sự đồng thuận và hậu thuẫn của cộng đồng DN nội địa. Đây chính là lực lượng tiên phong nuôi dưỡng sức cầu và củng cố năng lực về nguồn cung. Cần thêm các chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện để nuôi dưỡng, có nhiều DN lớn mạnh, trở thành những DN đầu đàn dẫn dắt và làm chủ nội lực nền kinh tế. 


Việt Nam không còn là quốc gia có chi phí lao động rẻ nên lợi thế so sánh sẽ tập trung vào năng suất lao động, nhưng năng suất lao động Việt Nam đang có tỷ lệ thấp hơn các quốc gia trong khu vực. Cần nâng năng suất lao động, làm sao đưa công nghệ vào sản xuất càng nhiều càng tốt để nâng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) tăng cao lên. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội từ EVFTA, CPTPP, cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư dịch chuyển ngày càng mạnh mẽ sang Việt Nam.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website