Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng chuỗi giá trị cho cà phê Khe Sanh

Trải qua trăm năm dâu bể, đến nay cà phê Khe Sanh, Quảng Trị mới tìm lại được vị thế và khẳng định thương hiệu cà phê chất lượng thơm ngon nhất Việt Nam, vươn ra thế giới.

Trăm năm cà phê Khe Sanh

Lâu nay, nói đến cà phê đặc sản Việt Nam người ta thường nghĩ đó là cà phê Arabica đến từ Cầu Đất của tỉnh Lâm Đồng hoặc cà phê Arabica của Sơn La được trồng ở độ cao lý tưởng trên 1.000 m, ít ai biết cà phê Arabica thơm ngon nhất nằm ở Khe Sanh - Quảng Trị”.

Trong dòng chảy cà phê đặc sản (Specialty coffee), cà phê Arabica luôn được đánh giá cao với hơn 70% lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới là Arabica. Việt Nam đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil, nhưng cà phê Arabica chỉ chiếm thiểu số với sản lượng 5%. Quảng Trị là 1 trong 8 tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn để xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam với diện tích khoảng 60 ha cà phê Arabica ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý và chuỗi giá trị cho cà phê Khe Sanh

Khe Sanh được cả thế giới biết đến là “Trận Điện Biên Phủ thứ hai”, là “chốn địa ngục trần gian” theo cách nói của lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã tham chiến ở mặt trận Đường 9 - Quảng Trị năm 1968. Ngày nay, dấu tích binh lửa chiến tranh đã nhạt nhòa dưới những ngọn đồi bát úp trải dài ngút ngàn màu xanh cây cà phê.

Du khách về thăm chiến trường Khe Sanh năm xưa sẽ được thưởng thức ly cà phê đặc sản Arabica Khe Sanh tỏa ngát hương và kể câu chuyện hòa bình, về những nỗ lực vươn lên xây dựng lại quê hương của đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa. Đó cũng là câu chuyện “Bên ly cà phê nói chuyện hòa bình” của Pun coffee với sứ mệnh người tiên phong phụng sự cây cà phê đặc sản Arabica Khe Sanh tỏa hương thơm mê đắm.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý và chuỗi giá trị cho cà phê Khe Sanh

Nằm trong khu vực có tiểu vùng khí hậu và các loại đất phù hợp để phát triển cây cà phê, từ lâu huyện Hướng Hóa đã thành công với cây loại cây trồng này. Thực hiện chủ trương nhân rộng của tỉnh, vùng Bắc Hướng Hóa đã hình thành được vùng chuyên canh cà phê rộng lớn. Sản phẩm cà phê Hướng Hóa đã trở thành đặc sản của tỉnh và mới đây Quảng Trị là 1 trong 8 tỉnh được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn để phát triển cà phê đặc sản theo Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Sản phẩm cà phê chè Khe Sanh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Khe Sanh”. Để tạo điều kiện cho sản phẩm cà phê Hướng Hóa có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu, Sở Khoa học và Công nghệ đang xây dựng chỉ dẫn địa lý và chuỗi giá trị cho cà phê “Khe Sanh”.

Cà phê có mặt ở vùng đất Hướng Hóa vào đầu thế kỷ XX, trong các đồn điền của người Pháp chủ yếu trồng cà phê mít. Năm 1978, Nông trường Cà phê Khe Sanh trồng thử nghiệm nhiều giống cà phê. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên, giống cà phê chè Catimor có đặc tính nổi trội về khả năng thích nghi với môi trường, chống chịu bệnh gỉ sắt, cho năng suất cao và tương đối ổn định, chất lượng tốt. Từ đó đến nay, giống cà phê chè Catimor được tiếp tục mở rộng, hiện đạt 4.421 ha, trở thành giống cà phê cho sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới với thương hiệu cà phê “Khe Sanh”. Cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất đã đưa sản lượng cà phê tăng trưởng hằng năm, năm cao nhất đạt 6.865 tấn.

Giá cà phê sẽ giá cà phê sẽ tiếp tục phục hồi?

Xác định cây cà phê là loại cây chủ lực để thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương phát triển, nhiều năm qua, huyện Hướng Hóa đã hỗ trợ nông dân ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, xây dựng vùng nông sản sạch; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghiệp chế biến sản phẩm đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Tuy nhiên đến nay, người tiêu dùng trong nước vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu “Khe Sanh”. Sản phẩm cà phê Hướng Hóa đang đứng trước nguy cơ mất thương hiệu mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa phát triển được thương hiệu sản phẩm cà phê “Khe Sanh” rộng rãi trong cả nước; thiếu tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; thị trường đầu ra chưa ổn định, công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển; nông dân chưa áp dụng nhiều tiến bộ KHKT vào sản xuất; chưa có hệ thống công cụ phục vụ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm; chưa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý…

Từ những lợi thế của cà phê vùng Hướng Hóa, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Hướng Hóa là cần thiết. Cà phê vùng Hướng Hóa có chất lượng đặc trưng riêng biệt, có mối liên hệ với điều kiện sinh thái của khu vực sản xuất. Đây chính là cơ sở khoa học để xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cà phê vùng Hướng Hóa. Để giúp người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tăng khả năng nhận biết bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm, UBND huyện Hướng Hóa và Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp đề xuất Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Khe Sanh” và xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm cà phê của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”.

Phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao, đặc sản

Trong 3 năm từ 2022 - 2024, dự án triển khai các nội dung để xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý “Khe Sanh” cho sản phẩm cà phê của huyện Hướng Hóa gắn với đăng ký mã số vùng trồng, kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ. Xây dựng các điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý và khai thác, phát triển chỉ dẫn địa lý phù hợp với điều kiện của địa phương, khu vực và tính chất của sản phẩm cà phê được bảo hộ. Xây dựng hệ thống công cụ phục vụ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và hướng đến đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm cà phê Hướng Hóa. Quảng bá và phát triển chỉ dẫn địa lý “Khe Sanh” cho sản phẩm cà phê nhằm mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

 


Tác giả: An Châu

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website