Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị cho đặc sản tỉnh Lạng Sơn

Với các hoạt động quảng bá, tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản thông qua các hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, những năm qua, thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh Lạng Sơn không ngừng được mở rộng, giá trị từng bước được nâng cao.

Tỉnh Lạng Sơn có nhiều lợi thế để phát triển giá trị các sản vật, nông sản địa phương. Những năm qua, các cấp, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã tập trung xây dựng các vùng trồng, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, toàn tỉnh xây dựng, phát triển được các vùng trồng nông sản chủ lực như: vùng hồi (diện tích hơn 43.000 ha), vùng ớt (1.458 ha), vùng thạch đen (3.100 ha), vùng na (4.460 ha)… và có hơn 4.000 ha cây trồng các loại được sản xuất và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ.

Theo thống kê, toàn tỉnh có 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó, các sản phẩm khẳng định được chất lượng và được cấp nhãn hiệu tập thể như: na, hồng, quýt… Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 104 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao và 4 sao đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã… Để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản, các cấp, ngành của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Tỉnh Lạng Sơn: Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tìm đầu ra cho nông  sản

Đơn cử, ngày 24/8/2023, tại Hà Nội, tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức khai mạc phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền, tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023. Tại đây, các sản phẩm: na, hoa hồi, thạch đen, sản phẩm dược liệu ba kích, sa nhân, mật ong… và nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh được trưng bày, giới thiệu. Thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tiêu thụ trên 1,5 tấn nông sản (chủ yếu là na). Đây cũng là cơ hội để các cơ sở sản xuất quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, với nhiệm vụ chức năng của mình, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) tỉnh Lạng Sơn cũng đã thực hiện nhiều hoạt động đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm nông nghiệp. Việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp được trung tâm chú trọng thực hiện thông qua các hội trợ triển lãm, hội nghị, hội thảo với kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng/năm. Theo đó, từ năm 2022 đến nay, trung tâm đã hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia 10 hội chợ kết nối giao thương, hội nghị xúc tiến thương mại sản sản phẩm nông sản. Trong đó, mỗi hội chợ trung bình có 30 – 35 sản phẩm nông sản chủ lực, OCOP của các chủ thể được trưng bày, quảng bá. Đồng thời, mỗi năm, trung tâm tổ chức 2 phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại các huyện, đây cũng là 1 hoạt động thiết thực để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Quảng bá na Chi Lăng và nông sản, đặc sản tỉnh Lạng Sơn tại Hà Nội - DNTT  online

Thông qua các hoạt động này, giúp các cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp quảng bá rộng rãi sản phẩm, kết nối giữa các chủ thể, tìm kiếm đối tác để thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Từ những nỗ lực của cơ quan chức năng và sự chủ động của các chủ thể sản xuất sản phẩm đã góp phần đưa nông sản của tỉnh vươn xa, rộng đường tiêu thụ, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Hiện nay, một số sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh đã được tiêu thụ trong siêu thị lớn (BigC, Winmart…) như thạch đen, trà diếp cá Lụa Vy, mắc ca… và được xuất khẩu ra nước ngoài như: tinh dầu hồi, chè Ngọc Thúy, chè Bát Tiên, bột thạch đen, trà bò khai…

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh, về cơ bản, các sản phẩm sau khi quảng bá, xúc tiến đã được khách hàng ngoài tỉnh biết đến và tiếp cận được nhiều khách hàng và thị trường tiềm năng hơn. Từ đó, sản lượng hàng bán ra được nâng lên, doanh thu các chủ thể đều tăng từ 10 – 15%/năm.


Tác giả: Thu Thuỷ

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website