Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Nâng cao chuỗi giá trị đặc sản địa phương

Với một quốc gia có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông sản nhưng công nghiệp chế biến sâu sau thu hoạch chưa phát triển mạnh như Việt Nam, chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao chuỗi giá trị nông sản.

Năm 2021-2022, tin vui liên tiếp đến với ngành nông sản Việt Nam khi vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), sau đó là thanh long Bình Thuận chính thức trở thành những sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Việc các sản vật Việt được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường "khó tính" có ý nghĩa rất lớn. Ngoài vai trò bảo vệ thương hiệu cho nông sản, tránh bị “đánh cắp” thương hiệu khi sang thị trường nước ngoài, những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài thường có giá bán cao hơn thông thường và được người dân ở nước đó tin tưởng, ưa chuộng.

Nông sản Việt có nguy cơ bị mất nhãn hiệu, thương hiệu trên thị trường quốc  tế - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Những sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tiêu biểu đó trong số 116 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thành quả của nỗ lực trong nhiều năm của các cơ quan quản lý KH&CN địa phương và Cục Sở hữu trí tuệ. Với sự đa dạng về điều kiện sinh thái, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất của các dân tộc khác nhau, khu vực nông thôn Việt Nam có lợi thế trong sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương. Việc sử dụng địa danh/dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý để đăng ký cho sản phẩm đặc sản của địa phương đồng nghĩa với việc các sản phẩm này gắn với danh tiếng, chất lượng của một vùng, miền đó. Đây là hướng đi mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nhằm hạn chế tình trạng bị lạm dụng danh tiếng, chống lại các hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý và vai trò của bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong thúc đẩy xuất  khẩu nông sản Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng, miền phát triển các đặc sản của địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 về Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Khoa học và Công nghệ, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đã phối hợp triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển tài sản trí tuệ. Nhờ đó, số lượng sản phẩm được bảo hộ thương hiệu cộng đồng ngày càng tăng nhanh. Sau bảo hộ nhiều sản phẩm đã được khai thác và phát triển thương mại để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị.

Hiện tại, tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Thanh Hóa, Bến Tre là các tỉnh có nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (Yên Bái: 8; Hà Giang: 7; Thanh Hóa: 6; Bến Tre: 5). Sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 100 - 150%, nước mắm Phú Quốc tăng 30 - 50%, bưởi Phúc Trạch tăng 30 - 35%, cam Vinh đã tăng lên hơn 50%.

Bên cạnh những sản phẩm được bảo hộ phát huy giá trị, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương thì vẫn có những sản phẩm sau bảo hộ chỉ dẫn địa lý vẫn gặp khó khăn trong khai thác và phát triển thị trường. Chủ yếu do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, phần lớn các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là các sản phẩm tươi sống hoặc sản phẩm được chế biến thô, dạng nguyên liệu như hạt cà phê, vỏ quế, hoa hồi... Hiện nay, có rất ít sản phẩm có bảo hộ chỉ dẫn địa lý được chế biến hoặc chế biến sâu nên khả năng phát triển thị trường còn nhiều hạn chế. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới chỉ là bước tiền đề cho phát huy giá trị chuỗi nông sản. Việc phát huy giá trị của các tài sản trí tuệ này là bài toán đặt ra cho cả ngành chế biến nông sản.

Tin tức kinh tế ngày 8/10: Thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý  tại Nhật Bản

Thứ hai, quy mô sản xuất, chế biến sâu của một số mặt hàng còn tương đối manh mún, khó tiếp cận được thị trường tiêu thụ lớn và hướng đến xuất khẩu ở các thị trường khó tính. . Trong khi đó, nhiều địa phương lại mở rộng quy mô canh tác một cách ồ ạt, vùng sản xuất bị phá vỡ, nguồn cung lớn hơn cầu, trong khi các sản phẩm chỉ dẫn địa lý phần lớn là sản phẩm tươi, mang tính thời vụ, dẫn đến sản phẩm không đảm bảo về mặt chất lượng. Hệ quả là giá trị, uy tín và danh tiếng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cũng phần nào bị giảm sút phần nào.

Thứ ba, phần lớn các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nhận được sự hỗ trợ của nhà nước từ khâu xây dựng đến quản lý. Các doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, các nhà sản xuất ít tham gia vào quá trình xây dựng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, không chủ động tham gia vào quá trình quản lý dẫn đến việc phát triển chỉ dẫn địa lý còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, trong thời gian tới, để phát huy được giá trị của các bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cần nghiên cứu tiền khả thi để xác định sản phẩm và lựa chọn hình thức đăng ký bảo họ. Cụ thể trước khi lựa chọn hình thức đăng ký cần xác định các thông tin về nhu cầu, khả năng tổ chức sản xuất của người sản xuất và doanh nghiệp, chất lượng đặc thù của sản vật, quy mô và tiềm năng sản xuất, tiềm năng phát triển thị trường của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm (chất lượng và giá cả).

Chỉ dẫn địa lý là tài sản mang tính cộng đồng, giá trị của sản phẩm cần được xây dựng bởi cộng đồng và cũng phải được quản lý bởi cộng đồng đó. Do đó, trong quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý cho đặc sản địa phương, vai trò của cộng đồng các nhà sản xuất, kinh doanh rất quan trọng. Mọi tác động dù khách quan hay chủ quan đều có thể dẫn đến sự sai khác so với thực tế dẫn đến khó khăn trong hoạt động quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý sau khi được Nhà nước bảo hộ. Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ngay từ đầu sẽ thuận lợi cho quá trình quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý sau này.

Sau cùng, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thực chất mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Điều quan trọng là sau khi đăng ký xong, người nông dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các nhà quản lý sẽ duy trì bảo đảm chất lượng để phát triển bền vững sản phẩm này như thế nào – đó mới là chìa khoá then chốt trên hành trình nâng cao vị thế nông sản Việt Nam.


Tác giả: Anh Thư

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website