Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sơn La: Hiệu quả cao từ xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số

Sơn La được coi là một trong những điểm sáng về nông nghiệp của cả nước nhờ xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập, đặc biệt là đối với bà con dân tộc thiểu số.

Hiệu quả cao từ liên kết chuỗi

Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý, khí hậu và con người để phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành với nhiều loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao; trong đó, cây xoài được xác định là một trong những loại nông sản chủ lực, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Để giúp người dân thuận lợi trong quá trình sản xuất, những năm qua, tỉnh Sơn La đã xây dựng nhiều chuỗi liên kết trong cung ứng và tiêu thụ nông sản. Nhờ đó, vào mỗi vụ thu hoạch người dân không còn phải lo lắng tìm đầu ra cho quả xoài.

Sơn La trồng xoài theo chuỗi liên kết giúp khâu tiêu thụ thuận lợi | Kinh  nghiệm làm ăn | Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Trước đây, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu là địa bàn đặc biệt khó khăn, đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số kém phát triển. Để xóa đói, giảm nghèo, huyện Thuận Châu đã triển khai hỗ trợ người dân chuyển đổi một phần diện tích đất dốc trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng xoài.

Với mục tiêu hình thành chuỗi liên kết "4 nhà" gồm: Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông - Nhà khoa học, huyện Thuận Châu đã vận động người dân trồng xoài tham gia thành lập các hợp tác xã và liên kết với doanh nghiệp. Từ đó, nhằm tạo sự thuận lợi trong quá trình chăm sóc cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Được thành lập từ năm 2017, Hợp tác xã nông nghiệp bản Bon, huyện Thuận Châu hiện có gần 80 thành viên tham gia. Từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình xây dựng nông thôn mới, hợp tác xã đã khảo sát, lựa chọn địa điểm, triển khai trồng hơn 100 ha xoài tượng da xanh; trong đó, Nhà nước hỗ trợ 70% tiền mua cây giống. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với cán bộ kỹ thuật của các hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tỉa hoa, bọc quả bằng túi giấy sinh học.

Hiện nay, đối với các hộ dân và hợp tác xã đã liên kết với doanh nghiệp, việc thu mua, bao tiêu sản phẩm được thực hiện ngay tại vườn. Xoài sau khi thu hoạch được công ty cử công nhân tới tận nơi phân loại, đóng gói bước một. Sau khi vận chuyển tới nhà kho, xoài sẽ tiếp tục được phân loại, đóng gói bước 2, trước khi vận chuyển, xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhờ đó, đời sống của bà con đã được cải thiện.

Cùng với quả xoài, cà phê cũng là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Sơn La. Nhiều năm nay, hàng trăm hộ trồng cà phê ở Thành phố Sơn La không còn bị tư thương ép giá nhờ liên kết sản xuất với HTX cà phê Bích Thao. Việc sản xuất theo chuỗi liên kết không chỉ giúp bảo đảm đầu ra ổn định, còn làm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập.

Ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc HTX cà phê Bích Thao, cho biết: Năm 2017, tôi đã liên kết với 11 hộ trồng cà phê ở bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La thành lập HTX cà phê Bích Thao, quy mô 50ha cà phê và ký hợp đồng thu mua với 800 hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh. Với mục đích nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm theo chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, từng bước xây dựng uy tín, thương hiệu cà phê, HTX tập trung mở rộng quy mô sản xuất; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, triển khai mô hình trồng cà phê an toàn tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, HTX còn liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cà phê đặc sản xuất khẩu theo hướng bền vững; xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao. Năm 2023, dự kiến sản lượng HTX đạt 4.000 tấn cà phê; trong đó, xuất khẩu 90-95%, giá trị ước đạt 15-20 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh Sơn La còn có nhiều doanh nghiệp, HTX liên kết với các hộ nông dân trong sản xuất, chế biến đang hoạt động hiệu quả, như các doanh nghiệp, HTX sản xuất rau, quả liên kết sản xuất, tiêu thụ với các cơ sở chế biến nông sản, hệ thống siêu thị, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu nông sản; Công ty cổ phần Mía đường Sơn La ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ mía với gần 10.000 hộ; Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu liên kết với gần 580 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa; hàng trăm hộ sản xuất ngô cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa TMR; 16 cơ sở, nhà máy chế biến chè ký kết trên 7.000 hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ chè...

Đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hàng hoá

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, hiện ngành nông nghiệp địa phương đang chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, Sơn La trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích trên 83.000ha cây ăn quả, sản lượng đạt trên 362.000 tấn và giá trị các loại quả theo giá thị trường đạt 3.921 tỷ.

Sơn La có 22.459ha diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp và các tiêu chuẩn tương đương (tăng 875ha so với năm 2021); có 281 mã số vùng trồng với diện tích 4.608,45ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu. Cùng với đó, Sơn La có 24 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ; 250 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thuỷ sản an toàn…

Để đẩy mạnh hiệu quả các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Sơn La đã kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến và tiêu thụ nông sản. Từ năm 2020 đến nay tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư mới cho 4 dự án; 2 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động. Hiện, tỉnh Sơn La đã hình thành một số cơ cơ sở sở chế, đóng gói, bảo quản có quy mô công nghiệp. Các cơ sở này đã góp phần quan trọng cho việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ trên 90% sản lượng rau quả sản xuất ra trên địa bàn, tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp.

Những kết quả trên rất quan trọng để Sơn La tiếp tục thực hiện định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn, hữu cơ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Qua đó, giúp người dân, HTX thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát huy tiềm năng đất đai, lao động của địa phương. Tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm không bị đứt gãy, phát huy hiệu quả, bền vững. Góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.


Tác giả: Minh Lâm

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website