Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sản phẩm của đồng bào dân tộc được ưu tiên tại các kênh phân phối

Sản phẩm của đồng bào dân tộc nói chung và nông sản nói riêng đã được ưu tiên tại các kênh phân phối ở thị trường trong nước.

Kênh phân phối chung tay tiêu thụ nông sản

Là một trong những kênh phân phối có nhiều chương trình ủng hộ hàng Việt Nam, đặc biệt là nông sản của bà con đồng bào dân tộc, ông Kiều Song Hào - Giám đốc thu mua miền Bắc - MM Mega Market Việt Nam chia sẻ, thời gian qua, MM Mega Việt Nam đã tích cực tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó có quả bí thơm, hạt dẻ của Bắc Kạn và nhiều sản phẩm vùng miền khác.

“Trong tháng 10, tại hệ thống siêu thị MM Mega Market đang diễn ra Lễ hội nông sản Tây Bắc. Tất cả sản phẩm của Tây Bắc đều có mặt tại hệ thống siêu thị trải dài từ Bắc vào Nam. Sau hoạt động này, sẽ có một số hoạt động về trái cây đầu vụ của Bắc Giang, Hoà Bình để hỗ trợ bà con nông dân, các tỉnh thành, các HTX tiêu thụ nông sản” – ông Kiều Song Hào chia sẻ.

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội thông tin thêm, với hệ thống phân phối rộng khắp, trong nhiều năm qua, Sài Gòn Co.op luôn ủng hộ và sẵn sàng giao lưu, hợp tác với các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các hợp tác xã, các đơn vị sản xuất nông nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp cho các đơn vị này quảng bá được hình ảnh, thương hiệu để góp phần mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, khi hỗ trợ cho các đơn vị này thì cũng là giúp cho Sài Gòn Co.op có thể đa dạng hóa được sản phẩm, mang được những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến phục vụ cho bà con người tiêu dùng. Vì vậy, Co.opmart rất ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho những hợp tác xã, những doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là bà con miền núi những đưa ra được những sản phẩm chất lượng vào hệ thống.

Co.opmart cũng giúp họ ở những vị trí trưng bày đẹp tốt nhất. Ví dụ như đối với hệ thống Co.opmart thì chúng tôi sẽ bố trí những gian hàng đặc sản ba miền, được bày tại những vị trí đẹp, nơi mà lượt khách hàng qua lại nhiều, góp phần giúp họ quảng bá được những sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông, PR những sản phẩm này sẽ được ưu tiên ở những vị trí trên cẩm nang mua sắm trên poster, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm hỗ trợ quảng bá, làm thế nào để những sản phẩm tốt nhất đến được với tay những cái người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất bởi đồng bào dân tộc. Đây cũng là những sách ưu tiên hơn dành cho hàng hoá sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng tính cạnh tranh cho nông sản Việt tại hệ thống siêu thị

Bên cạnh những thuận lợi, ông Kiều Song Hào chia sẻ, trở ngại nhất cho các siêu thị là các đơn vị, tỉnh thành chỉ tập trung một số nhóm sản phẩm, dẫn đến sản lượng nhiều nhưng tiêu thụ không được nhiều. Trong khi, các siêu thị muốn bán thật nhiều sản phẩm vùng miền, với nhiều mặt hàng, mã hàng của nhiều tỉnh thành chứ không phải chỉ 1-2 sản phẩm.

Bên cạnh đó, siêu thị không thể nhập quá nhiều hàng hóa liền một lúc được vì tính chất của siêu thị là bán cho người tiêu dùng hàng ngày. Khi các HTX, địa phương chỉ tập trung sản xuất một nhóm sản phẩm, mặc dù sản phẩm tốt, chất lượng tốt, bao bì tốt thì cũng khó tiêu thụ.

“Vấn đề các HTX chia sẻ là sản phẩm đã có trên siêu thị nhưng không được bán trực tiếp vào siêu thị là vấn đề mà bên siêu thị cũng đang rất khó xử. Vì siêu thị nhập hàng thì phải vận chuyển hàng từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại, mà hiện tại, các HTX chưa làm được việc đó, siêu thị sẽ phải làm. Nhưng mỗi lần đi thì phải rất nhiều sản phẩm mới đủ một chuyến xe chạy từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc. Đây là vấn đề khá khó khăn cho cả bên siêu thị và các hợp tác xã, các tỉnh thành” - ông Kiều Song Hào cho biết.

Để chia sẻ các khó khăn và tìm giải pháp đồng hành với các tỉnh thành, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, MM Mega Market Việt Nam đã thực hiện các giải pháp. Đầu tiên là giải pháp về kho trung chuyển.

Kho trung chuyển đầu tiên của MM Mega Market Việt Nam ở Đà Lạt, toàn bộ các sản phẩm của tỉnh Đà Lạt, Lâm Đồng hay các tỉnh lân cận sẽ thu gom về kho trung chuyển, từ đó chuyển đi khắp cả nước. Đây chính là lời giải cho bài toán đầu ra cho khâu logistics các sản phẩm của hộ nông dân.

Tiếp theo đó, MM Mega Market Việt Nam đã thành lập kho trung chuyển ở Bình Dương. Toàn bộ hàng hóa khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ sẽ tập trung tại đây để chuyển đi cả nước, đặc biệt là phía Bắc, qua đó thu hẹp khoảng cách cho người dân. Người dân không phải vận chuyển nữa mà MM Mega Market sẽ thay mặt hộ nông dân các tỉnh thành vận chuyển hàng hóa đi phía Bắc, đặc biệt người dân

Tại phía Bắc, thời gian tới, MM Mega Việt Nam đang có một dự án thành lập đơn vị trung chuyển ở khu vực Tây Bắc để làm sao các sản phẩm ở Tây Bắc sẽ trực tiếp đi từ Bắc vào Nam thông qua kho trung chuyển của MM Mega Market Việt Nam. Từ đó gỡ khó cho các hộ nông dân, HTX khâu vận chuyển vì đấy là bài toán cực kỳ khó cho các đơn vị sản xuất. Họ là những đơn vị nhỏ lẻ, mà chi phí vận chuyển quá lớn thì không thể đáp ứng được tiêu chí sản phẩm như về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, việc thiết thực nhất mà MM Mega đang thực hiện là hàng năm, vào trung tuần tháng 11 sẽ tổ chức Tuần lễ giới thiệu hàng OCOP, các mặt hàng nông thôn tiêu biểu, các mặt hàng đặc sản của các tỉnh thành, HTX, hộ nông dân… tới người tiêu dùng, đặc biệt người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng. Các tỉnh thành có nhu cầu có thể đăng ký với MM Mega để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng qua con đường ngắn nhất, nhanh nhất.

Về phía Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội, ông Trần Hoàng kiến nghị, thứ nhất, Nhà nước cần phải có một quy hoạch tổng thể cụ thể, ví dụ như vùng này là sản xuất cái gì, trồng cái gì, diện tích là bao nhiêu, sản lượng là bao nhiêu để tránh việc xảy ra những cuộc khủng hoảng thừa, phải đi giải cứu.

Thứ hai, Nhà nước cần hỗ trợ công tác logistics, kho bãi vì những sản phẩm nông sản cần điều kiện bảo quản khá cao, mà hợp tác xã của mình vẫn đang còn nhỏ, chưa thể nào đầu tư được cả xe lạnh rồi kho lạnh rồi hệ thống vận chuyển. Vì vậy, nếu được thì Nhà nước cũng sẽ phải hỗ trợ đầu tư các khu vực kho, dựng những điểm bán ở trung tâm, hay tại những thành phố lớn thì phải có kho bãi để các hợp tác xã làm điểm trung chuyển vào đó. Từ đó để đưa hàng về siêu thị đảm bảo chất lượng hơn.

Thứ ba, thông thường đối với các hợp tác xã, họ đã có những sản phẩm chất lượng tốt, hàng tốt, giá cũng tốt rồi nhưng công tác truyền thông, PR thì đang còn rất hạn chế. Tại vì nông dân của mình chủ yếu mới biết làm thôi, còn công tác quảng bá để mà khách hàng hoặc là người tiêu dùng hiểu được về sản phẩm này, hiểu được tính chất, tính năng, công dụng thì còn khá là hạn chế. Cho nên các nhà bán lẻ cũng sẽ phải tập trung đầu tư hơn nữa cho công tác truyền thông.


Tác giả: Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website