Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vinatex: Công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc và sơ kết hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm 2014

Ngày 08/07/2014, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã công bố Quyết định bổ nhiệm ông Lê Tiến Trường – Phó bí Thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ chức vụ Tổng giám đốc và tổ chức sơ kết hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa.

 

 

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa  tặng hoa chúc mừng Tân Tổng Giám đốc - ông Lê Tiến Trường

Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Vinatex cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam phục hổi chậm, tình hình chính trị bất ổn tại một số khu vực nhưng xuất khẩu toàn ngành vẫn đạt 10,21 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Trong đó Tập đoàn đóng góp 1,62 tỷ USD, tăng 15%. Những kết quả trên cho thấy uy tín và năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và Tập đoàn nói riêng ngày càng được khẳng định.

Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm 2014 tại Hội nghị

HĐTV Tập đoàn đánh giá cao các doanh nghiệp có mức tăng trưởng về doanh thu, xuất khẩu, lợi nhuận trên 10% như May Việt Tiến, Dệt Việt Thắng, Dệt may Hà Nội, Dệt may Nam Định, May Đức Giang, Dệt may Huế, May Đáp Cầu, Sợi Phú Bài, May Chiến Thắng, Dệt 8/3, May 10, May Phương Đông, May Nhà Bè, May Đồng Nai, May Bình Minh, v.v...

Bên cạnh xuất khẩu, doanh thu nội địa trong 6 tháng đầu năm 2014 của Vinatex ước tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp Tập đoàn thường xuyên thay đổi cách thức kinh doanh để phù hợp với thị trường, nỗ lực đầu tư sản xuất, chú trọng đổi mới mẫu mã sản phẩm, củng cố và phát triển thương hiệu; đồng thời mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị trường trong nước. Với các giải pháp đồng bộ, sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổng doanh thu nội địa của Tập đoàn tăng dần 15.740 tỷ đồng (năm 2010) lên 20.800 tỷ đồng (năm 2013), tăng trung bình 8 - 10%/năm.

Về lĩnh vực đầu tư, Tập đoàn chú trọng đẩy nhanh tiến độ dự án trên các lĩnh vực cốt lõi (Sợi, Dệt nhuộm, May, phân phối) theo chiến lược tăng giá trị, theo định hướng ODM và sẵn sàng đón đầu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên cạnh đó Tập đoàn triển khai các dự án sản xuất nguyên liệu dệt may, cung cấp đầu vào cho ngành dệt may (cây bông, xơ visco, len lông cừu, sợi) nhằm giảm dần tỷ lệ nhập khẩu. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đã triển khai 9 dự án sợi, 11 dự án dệt nhuộm, 12 dự án may, tăng năng lực sản xuất của Tập đoàn thêm 600 tấn sợi/tháng; 400 tấn vải dệt nhuộm/tháng và 2 triệu sp may/tháng. Ông Trần Hữu Phong - Phó Ban quản lý dự án sợi Phú Hưng phát biểu tại Hội nghị cho biết với tinh thần chủ động, sự quyết tâm cao của Ban quản lý dự án, dự án đã vượt tiến độ hơn 1 tháng so với thời gian đặt ra và phát huy tốt hiệu quả. Ngày 25/06 dự án bắt đầu chạy thử, dự kiến cuối tháng 7 chính thức chạy 15.600 cọc đầu tiên và cuối năm hoàn thành 21.400 cọc, tháng 8/2014 mẻ sợi đầu tiên sẽ được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan.

Trong công tác xã hội, Tập đoàn không ngừng chăm lo đời sống cho người lao động, phát động phong trào Nâng cao năng suất, chung sức vì đồng bào biển đảo của Tổ Quốc với mức ủng hộ trên 5 tỷ đồng, tổ chức Chương trình về nguồn, tiếp tục thực hiện chương trình 30a giúp đỡ huyện nghèo Sơn Động...

Đặc biệt 6 tháng đầu năm đánh dấu những bước chuẩn bị cuối cùng để Tập đoàn Dệt May Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động Tập đoàn cổ phần. Ngày 23/6/2014, Tập đoàn đã phát hành thông báo cáo bạch thông tin CPH Tập đoàn. Trong 2 ngày 2 và 4/7/2014, tổ chức thành công Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu Vinatex tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 22/7/2014, Tập đoàn sẽ chính thức IPO tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

Như vậy mô hình hoạt động mới sẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho Tập đoàn cất cánh và hội nhập toàn diện vào nền thị trường thế giới. Trước bước chuyển mình quan trọng, tại Hội nghị đã có nhiều ý kiến tham luận thẳng thắn về các giải pháp, kinh nghiệm, những thuận lợi cũng như khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Trong đó các đại biểu tập trung đi sâu vào chuỗi liên kết trong Tập đoàn nhằm phát huy yếu tố cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong thời gian qua các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã thực hiện “liên kết thực”, cụ thể như May 10 và Dệt 8/3, Đông Phương với Việt Tiến… và sắp tới sẽ triển khai giữa Hanosimex với Đông Phương, Bình An với Phong Phú, v.v… Đây sẽ là một trong những tiêu chí để Tập đoàn đánh giá người đại diện phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp trong năm tới.

Để đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm 2014 như doanh thu tăng trưởng 12% so với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu (tính đủ NPL) tăng 12% và lợi nhuận tăng 13%, Tập đoàn đề ra nhiều nhiều giải pháp thiết thực, trong đó có một số giải pháp trọng tâm về chiến lược phát triển chung, đầu tư, thị trường và nguồn nhân lực.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu chỉ đạo

 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa đánh giá cao việc Tập đoàn đã nỗ lực thực hiện toàn diện các giải pháp, đạt mức tăng trưởng tốt trong 6 tháng qua. Tập đoàn đã có những định hướng xuyên suốt trong chiến lược đầu tư, đầu tư di dời, đầu tư mới cũng như thực hiện việc liên kết chuỗi nhằm phát huy sức mạnh tổng thể, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Tập đoàn. Đặc biệt, Thứ trưởng đánh giá cao công tác triển khai CPH Công ty Mẹ Tập đoàn. Phát huy kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Tập đoàn cần tiếp tục xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may VN, phát triển thị trường trong và ngoài nước, thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư, chủ động nguồn nguyên phụ liệu, liên kết chuỗi chặt chẽ nhằm đón đầu các Hiệp định thương mại, nhất là hiệp định TPP sẽ mang lại.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Chủ tịch Trần Quang Nghị yêu cầu HĐTV và CQĐH cần tiếp tục xây dựng chương trình hành động cụ thể, kiện toàn bộ máy của các thành viên CQĐH, các Ban, thực hiện chiến lược phát triển Tập đoàn theo chiến lược chung của ngành; đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp, hoàn thành cổ phần hóa Công ty mẹ cùng các công ty thành viên. Khai thác tốt cơ chế chính sách, chuẩn bị tốt thị trường cho các dự án đầu tư vì nếu không chuẩn bị tốt công tác thị trường thì dự án sẽ thất bại. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện công tác qui hoạch. Rà soát các doanh nghiệp khó khăn, hỗ trợ tích cực giải quyết các vấn đề về liên kết chuỗi “thật” giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn (Sợi - Dệt - Nhuộm hoàn tất - May) tạo sức mạnh tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của Tập đoàn nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng, chủ động chuyển từ hình thức gia công sang làm hàng FOB và ODM để gia tăng giá trị, thị phần cũng như kim ngạch xuất khẩu.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website