6 tháng cuối năm: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục đà tăng trưởng và chuyển biến dần qua các tháng; 6 tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 tăng 5,8%, tăng cao hơn so với mức tăng 6 tháng của cùng kỳ năm 2013 (6 tháng năm 2013 tăng 5,0% so với 6 tháng năm 2012).
Về tăng trưởng của nhóm ngành, so với cùng kỳ năm trước, ngành có mức tăng trưởng cao nhất là ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,9%, tiếp đó là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,8%, ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải đứng thứ ba tăng 5,9%, riêng ngành công nghiệp khai khoáng giảm 2,5%;
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5 năm 2014 so với cùng kỳ năm trước tăng 9,0% (cao hơn mức tăng 7,5% của tháng 5 năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012). Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao gồm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất thiết bị điện, sản xuất xe có động cơ, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị); dệt, v.v ... Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm gồm: sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản xuất phương tiện vận tải khác, v.v...
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến 01 tháng 6 năm 2014 tăng 12,8%. Những ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn so với mức tăng chung: sản xuất chế biến thực phẩm, dệt, sản xuất thiết bị điện; những ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất giường, tủ, bàn ghế, sản xuất xe có động cơ, sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim loại. Tuy nhiên, vẫn còn những ngành có chỉ số tồn kho tăng hơn nhiều so với mức tăng chung như: sản xuất da và sản phẩm liên quan, sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu, sản xuất kim loại, sản xuất phương tiện vận tải, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy.
Tình hình sản xuất công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5,8%, đây là mức tăng cao hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2013 (tăng hơn 0,8 điểm phần trăm). Những sản phẩm công nghiệp chế biến có chỉ số sản xuất tăng cao trên 10% chủ yếu vẫn là những ngành hàng: linh kiện điện tử, dệt may, sản xuất da, giày dép, sản xuất xe có động cơ, máy biến thế, dây cáp điện, đóng tàu và cấu kiện nổi, v.v...
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm 2014 với mức tăng 7,8%, cao hơn mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm trước.
Sản xuất của một số nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao tập trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng lớn như: dệt may, da giầy và thị trường trong nước tiêu thụ tốt như: sản phẩm thiết bị điện, xe có động cơ,...
Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm 2,5% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do 2 lần xảy ra sự cố xì van đường ống cấp khí trên giàn BRA tại hệ thống khí PM3 cung cấp cho 2 nhà máy điện Cà Mau và do trong những tháng đầu năm, thời tiết mưa nhiều, không thuận lợi cho công tác khai thác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành than, khoáng sản điều tiết sản lượng khai thác để cân đối với khả năng tiêu thụ sản phẩm và giảm hàng tồn kho.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 5 tháng đầu năm tăng 9,0% so với cùng kỳ là dấu hiệu cho thấy: cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại, thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định và giảm tồn kho.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm bị ảnh hưởng do sự kiện Biển Đông... tình hình sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp bị chậm lại, tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, các cấp, các ngành và địa phương tình hình đã nhanh chóng ổn định trở lại, các doanh nghiệp đã hoạt động bình thường.
Để chủ động nguyên liệu cho hoạt động sản xuất công nghiệp trước, Nạp Tiền 188bet đã khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự quyết tâm thực hiện nghiêm túc của các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tiếp tục được triển khai đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao sức mua trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đã được thực hiện và một số đã đi vào hoạt động, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng nhiều sản phẩm công nghiệp. Việc thúc đẩy xuất khẩu, đảm bảo nhập khẩu một cách hợp lý, đồng thời khuyến khích việc sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, chú trọng phát triển thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo... cũng là những nhân tố góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, tác động tích cực đến sản xuất ngành công nghiệp.
Tăng trưởng vẫn còn ở mức thấp
Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng 5,45%, mức tăng trưởng này cao hơn cao hơn mức 5,19% của cùng kỳ năm 2013, nhưng vẫn ở mức thấp so với mức tăng của các năm 2012 trở về trước. Tăng trưởng ở mức cao vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành dệt may, da giày, các ngành lắp ráp ô tô, điện tử,... nên giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.
Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nhiều trong sản xuất khi mà kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp vẫn duy trì ở mức tăng cao. Hạ tầng ngành điện lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, vấn đề thiếu vốn để đầu tư cho các công trình lưới điện đang là vấn đề căng thẳng, khó thu xếp.
Đầu tư còn dàn trải chưa thể tập trung lớn để thúc đẩy phát triển hạ tầng các ngành công nghiệp mũi nhọn. Việc thiếu vốn vẫn là yếu tố làm hạn chế sự phát triển hạ tầng của ngành công nghiệp, thương mại.
Một số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã khởi công xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động nên chưa góp phần gia tăng giá trị sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài, bền vững, nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào một số thị trường nhất là Trung Quốc nên bị động trước những biến động của thị trường, làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tiếp tục mở rộng thị trường trong nước
6 tháng đầu năm 2014, thị trường hàng hóa ổn định, nguồn cung hàng hóa chất lượng được cải thiện tốt hơn trước. Tuy nhiên, do sức mua hồi phục chậm nên việc tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên liệu phục vụ sản xuất chưa cao. Giá một số loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có xu hướng giảm. Do vậy, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2014 ước tăng 10,73% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,69%).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của cả nước tăng 0,3% so với tháng 5, tăng 1,38% so với tháng 12 năm 2013 và tăng 4,98% so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2013, CPI tăng 4,77%. CPI 6 tháng ở mức thấp là tín hiệu cho thấy mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô của Việt Nam đã phát huy tác dụng. Mặt khác, đây cũng là dấu hiệu về sức mua thấp của nền kinh tế.
Hệ thống phân phối hàng hóa, nhất là một số mặt hàng thiết yếu vẫn chưa được kiện toàn, thị trường nông sản chưa tổ chức theo chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ để chủ động về giá.
Đối với thị trường trong nước, để tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các lĩnh vực, mặt hàng thuốc lá ngoại nhập lậu, gia cầm, an toàn thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, mũ bảo hiểm, xe đạp điện, kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại, Bộ đã ban hành 92 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Quản lý thị trường cả nước triển khai thực hiện. Lực lượng Quản lý thị trường các cấp đã xây dựng và triển khai trên 600 phương án, kế hoạch; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào một số lĩnh vực, mặt hàng theo chỉ đạo của Nạp Tiền 188bet , cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Sáu tháng đầu năm 2014, theo báo cáo nhanh, lực lượng Quản lý thị trường cả nước kiểm tra 81.181 vụ, xử lý 42.923 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 170 tỷ đồng.
Tập trung thúc đẩy xuất khẩu
6 tháng năm 2014, tuy kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn đạt kết quả tăng trưởng khá. Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt khoảng 70,88 tỷ USD, tăng khoảng 14,9% so với năm 2013, tương đương với 9,19 tỷ USD. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng 32,5%, ước đạt 23,053 tỷ USD, tăng 11,5%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 61,7% ước đạt 43,756 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2013. Xuất khẩu tăng trưởng khá ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, 6 tháng đầu năm, cả nước có 13 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt khoảng 69,561 tỷ USD, tăng khoảng 11,0% so với năm 2013, tương đương với 6,885 tỷ USD. Trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước ước đạt 30,261 tỷ USD, chiếm 43,5% tổng KNNK, tăng 10,3%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 39,299 tỷ USD, chiếm 56,5%, tăng 11,6% so với năm 2013.
Với việc tiếp tục sử dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng chưa cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được cùng với việc sản xuất và tiêu thụ gặp khó khăn dẫn đến nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2013, v.v ... Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng có lượng nhập khẩu cao chủ yếu nhập để phục vụ sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu.
Tốc độ tăng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục xuất siêu, ước xuất siêu khoảng 1,32 tỷ USD.
Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng năm 2014, xuất khẩu hàng hoá tiếp tục duy trì tăng trưởng, xuất khẩu đạt 70,88 tỷ USD, bằng 48,7% kế hoạch năm. Xuất siêu cả nước ước 1,32 tỷ USD, góp phần bảo đảm dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô.
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản tăng 13,6% so với cùng kỳ với nhiều mặt hàng có mức tăng cao như thủy sản, cà phê, hạt tiêu, rau quả. Xuất khẩu sang thị trường khu vực truyền thống tiếp tục giữ vững. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá.
Giá và lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản và khoáng sản giảm đã ảnh hưởng đến gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên liệu gia công sản xuất, v.v… Xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu ở những nhóm mặt hàng do khối các doanh nghiệp FDI sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ và gia công hơn là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Nhập khẩu và xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng thấp hơn khối doanh nghiệp FDI, điều này cho thấy sản xuất của các doanh nghiệp trong nước
Sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn
Tình hình hoạt động ngành Công nghiệp và Thương mại 6 tháng đầu năm 2014 tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã có chuyển biến theo hướng tích cực, sản xuất công nghiệp chế biến vẫn tăng trưởng. Dự báo, sản xuất công nghiệp trong 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng trưởng, nhưng không cao, ước cả năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng từ 6,0% đến 6,5%.
Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2014 ở mức 146 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2013; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 145,5 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2013; xuất siêu khoảng 500 triệu USD. Dự báo tổng mức bản lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2014 tăng khoảng 12,0% so với năm 2013.
Tại buổi Họp báo, Nạp Tiền 188bet cũng đã đưa ra giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2014. Trong đó, đối với sản xuất công nghiệp, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Tập trung xây dựng và điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện từng vùng, thị trường.
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng điện, than, xăng dầu, đẩy mạnh chương trình tiết kiệm điện. Huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư sản xuất công nghiệp, khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường để đáp ứng các sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế,... Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước.
Tiếp tục xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao trình độ sản xuất trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, vật tư nông nghiệp, hoá chất, công nghiệp nhẹ. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp Việt nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng quy hoạch, có chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim trong nước phát triển, nâng cao trình độ gia công chế biến và tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước, giảm và tiến tới ngừng xuất khẩu nguồn tài nguyên không tái tạo.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đáp ứng tối đa cho nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô, thực hiện không tiết giảm điện, nhất là điện cho sản xuất; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cân đối, đảm bảo duy trì sản lượng khí cấp ở mức cao cho các nhà máy điện tuabin khí; ưu tiên sử dụng khí cho phát điện; Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cung cấp than đầy đủ và liên tục cho các nhà máy nhiệt điện than.
Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu. Phát triển xuất khẩu một cách bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tiếp tục nâng cao tỷ trọng hàng chế biến, chế tác và có hàm lượng công nghệ cao trong cơ cấu xuất khẩu.
Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường và các ưu đãi theo các cam kết quốc tế. Đa dạng hóa diện mặt hàng xuất khẩu, rà soát lại diện hàng hóa xuất khẩu. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường.
Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ nông dân và có các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng tiềm năng và các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao.
Đối với thị trường trong nước, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường nhằm bảo đảm sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình cung cầu, thị trường các mặt hàng thiết yếu. Tích cực triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường sử dụng hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển thị trường nội địa, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại nội địa để góp phần phát triển thị trường trong nước; tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo cung ứng tốt những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón...; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại.