Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng hợp hoạt động nổi bật ngành Công Thương tuần từ 13/01 đến 19/01/2014

Trong tuần qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ô-man; Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa tham dự Phiên họp 7 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh; Vinacomin triển khai nhiệm vụ năm 2014; Vinatex - BIDV hợp tác đổi mới công nghệ, v.v…

Xin mời theo dõi chương trình phát thanh "Bản tin Công Thương tuần từ ngày 13 đến 19/01/2014" tại đây:

 

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ô-man

Từ ngày 12 đến ngày 13/01, tại thành phố Muscat, Vương quốc Ô-man đã diễn ra Kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp (UBHH) về hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa Việt Nam và Ô-man. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đồng Chủ tịch UBHH dẫn đầu.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Công Thương Ali Masoud Al Sunaidy ký kết Biên bản Kỳ họp

Tại buổi tiếp kiến Phó Thủ tướng Ô-man Sayyid Fahad Mahmood Al Said, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã thông báo tình hình phát triển kinh tế thương mại của Việt Nam, khẳng định Việt Nam và Ô-man có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, Việt Nam coi Ô-man là đối tác quan trọng tại khu vực Tây Á, hai nước đã phối hợp và hỗ trợ nhau tích cực tại các diễn đàn quốc tế. Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Ô-man đã trao đổi về biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, lao động, thủy sản, tạo thuận lợi trong việc cấp visa, du lịch, kết nối đường không, đường biển.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Ô-man, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Ô-man tăng cường nhập khẩu các sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam, tăng cường hợp tác về kết nối đường không và đường biển giữa hai nước để tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư, đề nghị phía Ô-man tạo thuận lợi trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập kho ngoại quan tại Ô-man để phục vụ lưu trữ và phân phối hàng hóa tại các nước GCC, đề nghị phía Ô-man nghiên cứu khả năng hợp tác trong việc Ô-man nhập khẩu quặng bauxite của Việt Nam, nung chảy tại Ô-man và tái xuất nhôm kim loại về Việt Nam, đề nghị Ô-man công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, đề nghị Ô-man tăng cường nhập khẩu lao động của Việt Nam, đề nghị hai Bên tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực có nhiều triển vọng như dầu khí, sản xuất phân đạm, thống kê, nông nghiệp, du lịch, tài chính, ngân hàng, đầu tư.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông Ô-man Ahmed Mohammad Al Futessi, hai Bộ trưởng đã trao đổi về khả năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực vận tải biển và vận tải hàng không, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Hai Bộ trưởng cũng đề cập đến khả năng hợp tác share code giữa Hãng hàng không Vietnam Airlines và Oman Air trong bối cảnh nhu cầu đi lại của người dân hai nước, đặc biệt là từ phía Ô-man sang Việt Nam đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt. Bộ trưởng Giao thông và Truyền thông Ô-man đề nghị Việt Nam nghiên cứu khả năng tận dụng các cảng biển của Ô-man để đưa hàng Việt Nam thâm nhập thị trường các nước khu vực Trung Đông, trong đó có GCC.

Sau phiên khai mạc Kỳ họp trong ngày 12/01/2014, hai đoàn đã thảo luận và đưa vào nội dung biên bản thỏa thuận một số hoạt động hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực: ngoại giao, thương mại, dầu khí, đầu tư, thống kê, nông nghiệp, thủy sản, lao động, vận tải, du lịch, v.v… Ngày 13/01/2014, hai Bộ trưởng, đồng Chủ trì UBHH giữa hai nước đã ký Biên bản Kỳ họp trước sự chứng kiến của hai đoàn và một số cơ quan thông tấn, báo chí của Ô-man.

Phiên họp 7 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh

Ngày 07/01/2014, Phiên họp lần thứ 7 của Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại (JETCO) giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Việt Nam Hồ Thị Kim Thoa và ông Grant Shapps, Quốc Vụ khanh Vương quốc Anh.

Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Việt Nam Hồ Thị Kim Thoa  đồng chủ trì phiên họp

Tại phiên họp JETCO 7, hai bên đã thảo luận các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại trong thời gian tới, đặc biệt là việc tháo gỡ các khó khăn mà doanh nghiệp hai nước gặp phải. Hai đồng Chủ tịch nhất trí rằng qua JETCO 6, phía Việt Nam cũng như Vương quốc Anh đều đã xử lý được các vấn đề để đạt được những kết quả mà hai Bên mong đợi với mục tiêu chung là tăng trưởng thương mại hai chiều. Do vậy, hai bên đều hướng tới việc tăng cường hợp tác hơn nữa để giải quyết triệt để những vấn đề được thảo luận tại JETCO 7 lần này.

Cũng tại phiên họp này, cả hai phía đã quan tâm, trao đổi các vấn đề chính trong các lĩnh vực như: hợp tác tăng cường cơ chế quản lý thị trường (bao gồm cả sở hữu trí tuệ và hải quan); hợp tác phát triển sở giao dịch hàng hóa và năng lượng hạt nhân dân sự; hợp tác phát triển giáo dục và thể thao, v.v…

Bên cạnh đó, một số vấn đề cụ thể về xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp của hai nước còn gặp khó khăn cũng được đề cập tới nhằm tìm kiếm biện pháp giải quyết như việc nhập khẩu rượu của các doanh nghiệp Anh vào Việt Nam hay xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Anh.

Vinacomin triển khai nhiệm vụ năm 2014

Sáng ngày 14/1/2014, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2013 và triển khai kế hoạch 2014. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Lê Dương Quang. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận và biểu dương những kết quả rất đáng khích lệ của tập thể lãnh đạo và người lao động ngành Than đạt được trong năm 2013, đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng đất nước, phát triển kinh tế xã hội.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Hội nghị

Đối với các dự án Alumin đang được triển khai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là ngành công nghiệp mới, Vinacomin cần hết sức chú trọng, tiếp tục hoàn thiện, tăng năng lực sản xuất của các dự án, đảm bảo được hiệu quả về kinh tế, kĩ thuật và bảo vệ môi trường, tạo được lòng tin trong xã hội. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị các bước kỹ lưỡng cho Đề án bể than sông Hồng. Bên cạnh đó, cần lưu ý việc sản xuất kinh doanh phải đi đôi với công tác giữ gìn môi trường, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Về các mục tiêu, nhiệm vụ chính kế hoạch năm 2014, ông Lê Minh Chuẩn, Tổng giám đốc TKV cho biết, với mục tiêu chung là An toàn - Đổi Mới - Ổn định - Hiệu quả - Phát triển, TKV sẽ duy trì sản xuất ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị phù hợp, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, đảm bảo tăng trưởng hợp lý. Đặc biệt là mục tiêu cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động đặc biệt là đội ngũ thợ lò.

Vinatex, BIDV hợp tác đổi mới công nghệ

Ngày 15/1/2014, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký thỏa thuận về việc tài trợ gói tín dụng lên tới 600 triệu USD cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) để thực hiện đầu tư mở rộng và đổi mới công nghệ, hướng tới kế hoạch Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Lãnh đạo Vinatex và BIDV ký thỏa thuận về việc tài trợ gói tín dụng 

Với khoản vay này, Vinatex sẽ thực hiện đầu tư, mở rộng và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vinatex cũng sẽ đầu tư khu liên hợp sản xuất may mặc xuất khẩu và chuỗi siêu thị quảng bá sản phẩm theo tinh thần "người Việt dùng hàng Việt" tại Bình Định.

600 triệu USD này được chia thành 2 phần: Vốn vay ngắn hạn là 250 triệu USD cho mục đích bổ sung vốn lưu động, tài trợ xuất nhập khẩu và các nhu cầu vay ngắn hạn khác. Vốn vay trung dài hạn là 350 triệu USD tài trợ các dự án đầu tư của Vinatex và các đơn vị thành viên. Trong đó đặc biệt ưu tiên cho chương trình đầu tư cụm công nghiệp sợi-dệt-nhuộm-may-xuất khẩu và Trung tâm siêu thị thương mại tại Bình Định.

Ngoài ra, Vinatex sẽ nghiên cứu khả năng đầu tư một nhà máy dệt nhuộm công suất 60 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 100 triệu USD/năm và đầu tư từ 8-10 nhà máy may mặc, xuất khẩu với tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD và đề xuất xây dựng chuỗi các siêu thị, kênh bán hàng trực tiếp tại thành phố Quy Nhơn, các thị xã, thị tứ trong tỉnh.

Nhà máy điện Vĩnh Tân hoà điện thành công vào lưới điện Quốc gia

Ngày 15/01/2014, Tổ máy số 1 của Nhà máy điện Vĩnh Tân 2, có công suất 622MW đầu tiên tại Việt Nam đã hoà điện lần đầu thành công vào lưới điện Quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng để đảm bảo Nhà máy phát điện đúng tiến độ sau hơn 3 năm nỗ lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân, các chuyên gia, công nhân của các nhà thầu trong việc lắp đặt thành công hàng chục nghìn tấn thiết bị, hiệu chỉnh và tối ưu hóa hệ thống.

Nhà máy điện Vĩnh Tân 2

Dự án Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 do EVN làm chủ đầu tư, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 622 MW, được đặt tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, được EVN khởi công xây dựng vào ngày 08/8/2010 theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải – Trung Quốc (SEC) thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2014. Qua hơn ba năm thi công, đến ngày 18/12/2013, tổ máy số 1 của Nhà máy đã được đốt lò, chạy thử lần đầu và đến ngày 12/01/2014 cho chạy tuốc-bin. Trong suốt quá trình thi công, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã trực tiếp kiểm tra nghiệm thu từng giai đoạn của công trình. Tại Việt Nam đây là tổ máy nhiệt điện chạy than có công suất thiết kế lớn nhất từ trước tới nay.

Khi Tổ máy số 1 chính thức hòa vào lưới điện quốc gia, EVN cùng nhà thầu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công Tổ máy số 2, dự kiến đến tháng 6/2014 sẽ hoàn thành và chính thức phát điện.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website