Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

11 tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các châu lục đạt mức tăng trưởng cao

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các châu lục 11 tháng năm 2013 tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

Cụ thể, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa của Việt Nam với khu vực châu Á theo số liệu sơ bộ do Tổng cục Hải quan cung cấp đạt 157,6 tỷ USD trong 11 tháng năm 2013, tăng 19,7% so với cùng kỳ và vẫn tiếp tục là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước (chiếm 65,6%).

Tiếp đó, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực châu Âu đạt kim ngạch 36,1 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ (chiếm 15,0%); với khu vực châu Mỹ đạt 33,1 tỷ USD, tăng 19,1% (chiếm 13,8%); với khu vực châu Đại Dương đạt 5,3 tỷ USD, tăng 6,0% (chiếm 2,2%); với khu vực châu Phi đạt 2,3 tỷ USD, tăng 15,0% (chiếm 1,0%); còn lại là các vùng lãnh thổ khác.

Về xuất khẩu, trong 11 tháng tính từ đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các châu lục đều có mức tăng trưởng cao, ở mức hai con số.

Đối với khu vực châu Á, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 16,9 tỷ USD, tăng khoảng 7,7% so với cùng kỳ, còn lại là các nước khác, chiếm khoảng 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực châu Á.

Cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc khối ASEAN chủ yếu là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, cụ thể sang Thái Lan đạt 652,6 triệu USD (tăng 90,1% so với cùng kỳ), sang Ma-lay-xi-a đạt 596,5 triệu USD (tăng 80,3%), sang In-đô-nê-xi-a đạt 591,9 triệu USD (tăng 105,1%); tiếp theo là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sang Ma-lay-si-a đạt 1,1 tỷ USD (tăng 42,4%), sang Xinh-ga-po đạt 354,1 triệu USD (tăng 28,8%); mặt hàng sắt thép các loại sang Cam-pu-chia đạt 392,7 triệu USD (tăng 10,6%), sang In-đô-nê-xi-a đạt 290,4 triệu USD (tăng 11,1%).

Trong khu vực châu Á, ngoài khối ASEAN, Nhật Bản là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2013 đạt 12,4 tỷ USD (tăng 3,5% so với cùng kỳ) và chiếm tỷ trọng 7,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Á; tiếp theo là Trung Quốc đạt 11,9 tỷ USD (tăng 6,4%); Hàn Quốc đạt 6,1 tỷ USD (tăng 20,4%); U.A.E đạt 3,9 tỷ USD (tăng 111,2%); Hồng Kông đạt 3,7 tỷ USD (tăng 10,7%), v.v…

Trong khu vực châu Âu, khối EU đạt kim ngạch xuất khẩu là 22,3 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ, trong đó Đức là đối tác lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch là 4,3 tỷ USD (tăng 15,8% so với cùng kỳ), tiếp theo là Anh đạt 3,5 tỷ USD (tăng 15,8%), Hà Lan đạt 2,7 tỷ USD (tăng 20,1%), I-ta-li-a đạt 2,1 tỷ USD (tăng 23,7%), Pháp đạt 2,0 tỷ USD (tăng 5,3%), Tây Ban Nha đạt 1,9 tỷ USD (tăng 21,5%), v.v… Ngoài khối EU, xuất khẩu hàng hóa sang Nga đạt 1,8 tỷ USD (tăng 22,8%), sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,1 tỷ USD (tăng 39,5%), ngoài ra là một số nước như Thụy Sĩ, U-crai-na, Na-uy, v.v…

Tại khu vực châu Mỹ, Hoa Kỳ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,6 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Hoa Kỳ không chỉ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ mà còn là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên toàn thế giới với mức tỷ trọng là 17,9%. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là hàng dệt may đạt 7,8 tỷ USD (tăng 14,3% so với cùng kỳ), tiếp theo là giầy dép các loại 2,4 tỷ USD (tăng 16,9%), sản phẩm gỗ 1,8 tỷ USD (tăng 10,3%), máy vi tính và sản phẩm điện tử 1,4 tỷ USD (tăng 67,4%), thủy sản 1,3 tỷ USD (tăng 21,9%), v.v…

Về nhập khẩu, hàng hóa của Việt Nam từ hầu hết các châu lục đều tăng so với cùng kỳ, chỉ có từ khu vực châu Đại Dương là giảm nhẹ, khoảng 8,2%. Tính đến hết tháng 11 năm 2013, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất các hàng hóa có xuất xứ từ khu vực châu Á, chủ yếu là Trung Quốc với 33,6 tỷ USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ; tiếp theo là ASEAN 19,5 tỷ USD, tăng 2,2%; Hàn Quốc 19,0 tỷ USD, tăng 35,2%; Nhật Bản 10,6 tỷ USD, giảm 0,4%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chủ yếu là điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị và phụ tùng, máy vi tính và sản phẩm điện tử, phương tiện vận tải và phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da như vải các loại, bông các loại, xơ sợi các loại, v.v… Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng là 28% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.


Tin nổi bật

Liên kết website