Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình chỉ đạo điều hành ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 9, mưa, lũ, tại Miền Trung và chuẩn bị ứng phó với Áp thấp nhiệt đới

Tiếp theo Báo cáo số 7 ngày 04 tháng 11 năm 2020, Văn phòng Thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (VPTT) báo cáo tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 9, mưa lũ tại Miền Trung và chuẩn bị ứng phó với Áp thấp nhiệt đới đến 16 giờ ngày 05 tháng 11.
I. Diễn biến tình hình bão, mưa lũ và dự báo
- Hồi 10 giờ sáng nay, vị trí tâm bão cách bờ biển Quảng Ngãi đến Phú Yên khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, vận tốc khoảng 10km/giờ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Đến 10 giờ ngày mai (06/11), vị trí tâm ATNĐ ở trên khu vực Tây Nguyên, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8.
 
- Mưa đêm hôm qua (4/11): khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Gia An (Bình Thuận) 52mm; Ma Đa Gui (Lâm Đồng) 35mm; Định Quán (Đồng Nai) 32mm; Tam Trà (Quảng Nam) 30mm. Dự báo: Từ ngày hôm nay (05/11) đến ngày mai (06/11), ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt; ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên mưa phổ biến 100-200mm/đợt. Sau đó mưa dich chuyển ra phía Bắc trung Bộ, từ ngày hôm nay đến 7/11 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị mưa phổ biến 100-200mm/đợt.
- Trên các sông từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ; đỉnh lũ thượng nguồn các sông ở Hà Tĩnh, các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Kon Tum ở mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2; các sông từ Quảng Nam đến Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.
 
II. Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và Ban Chỉ huy
 
1/ Tham dự cuộc họp ứng phó với ATNĐ do Phó chánh VPTT PCTT TW Nguyễn Văn Tiến chủ trì.
 
2/ VPTT tổ chức trực ban 24/24, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 8319/CĐ-PCTT và 8358/CĐ-PCTT của Bộ Công thương để khắc phục nhanh nhất hậu quả do bão số 9 gây ra; sớm đưa sản xuất ổn định trở lại; chuẩn bị các điều kiện để ứng phó với ATNĐ. Nắm bắt diễn biến của ATNĐ; theo dõi công tác vận hành các hồ chứa thủy điện; tình hình cung ứng hàng hóa và biến động của thị trường tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của ATNĐ để báo cáo, tham mưu chỉ đạo.
 
III. Tình hình ứng phó và khắc phục hậu quả.
 
1. Tình hình điều tiết nước tại các hồ chứa thủy điện:
 
Trong quá trình ứng trực, VPTT thường xuyên liên lạc, gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực duyên hải từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và 5 tỉnh khu vực tây Nguyên để cập nhật thông tin, nắm bắt hiện trường và chuyển tải thông tin chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo TW về PCTT và quán triệt các nội dung của Công điện số 8319/CĐ-PCTT, 8358/CĐ-PCTT đến các đơn vị và chủ đập, hồ chứa; để triển khai thực hiện vận hành đảm bảo an toàn công trình và hiệu quả, sẵn sàng ứng phó với ATNĐ.
 
Hôm nay, các hồ vận hành bình thường, Ban chỉ hủy PCTT&TKCN các tỉnh đang chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ dần mức nước để tăng khả năng phòng lũ ứng phó với ATNĐ. Lưu lượng xả/ lưu lượng về hồ (m3/s) các lưu vực sông bị ảnh hưởng của ATNĐ như sau:
+ Lưu vực sông Cả: Chi Khê: 217/569; Hủa Na: 30/24. Thủy điện Chi Khê, Khe Bố, Bản Ang: Lưu lượng (Q) về hồ = Q phát điện, MNH = MNDBT.
+ Lưu vực sông Hương: A Lưới: 8/49; Bình Điền: 47/109; Hương Điền: 30/228; Đăkrông 1: 29/64.
+ Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn: A Vương: 9/83; Đắc Mi 4: 30/112; Sông Bung 2: 18/51; Sông Bung 4: 42/202; Sông Tranh 2: 70/182.
+ Lưu vực sông Ba: Sông Ba Hạ: 200/614.
+ Lưu vực các sông Trà Khúc; sông Ba; sông Sê San; sông Đồng Nai: Các hồ thủy điện vận hành ở chế độ bình thường.
 
2. Công tác cung cấp hàng hóa thiết yếu, kiểm soát thị trường:
Các tỉnh duyên hải Miền Trung từ Nghệ An đến Khánh Hòa và 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên đã chuẩn bị hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu sẵn sàng để ứng phó với ATNĐ; thị trường tại các tỉnh hoạt động ổn định, hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, vật tư phụ tùng phục vụ sửa chữa máy, thiết bị ổn định ở mức trước khi bão lũ. QLTT vẫn đang duy trì chế độ tăng cường để tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh bình ổn giá hàng hóa, tuân thủ các quy định của pháp luật; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát. Trong ngày đã phát hiện, xử lý 15 vụ vi phạm, cụ thể: Nghệ An: 12 vụ; Hà Tĩnh: 3 vụ; Thừa Thiên Huế: 2 vụ (trong đó xử lý tồn đọng 01 vụ kiểm tra từ ngày trước); các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên không phát hiện vi phạm.
Hôm nay, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Cục QLTT tỉnh Gia Lai trao 01 tấn gạo và 300 thùng mỳ ăn liền cho huyện Thạch Hà để hỗ trợ cho đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt.
 
3. Công tác vận hành, cung cấp, sửa chữa khôi phục điện:
a) Sửa chữa khôi phục điện do hậu quả do mưa lũ trước bão số 9.
Kể từ khi xảy ra mưa lũ đầu tháng 10 đến thời điểm trước khi bão số 9 đổ bộ, đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 319 xã, cụ thể: Hà Tĩnh 90 xã, Quảng Bình 114 xã, Quảng Trị 77 xã, Thừa Thiên Huế 27 xã/phường, Quảng Nam 11 xã.
b) Sửa chữa khôi phục điện do hậu quả của bão số 9.
Do sự cố và chủ động cắt điện tại các tỉnh để đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị, ngay sau bão đi qua, cùng với 11 xã bị mất điện do ngập lụt chưa khôi phục xong trước bão số 9 thì tổng số xã bị mất điện là 725 xã tại các tỉnh: Quảng Bình: 19 xã, Quảng Trị: 90 xã, Thừa Thiên Huế: 56 xã, Đà Nẵng: 17 phường, Quảng Nam: 233 xã, Quảng Ngãi: 168 xã, Bình Định: 60 xã, Phú Yên: 15 xã, Gia Lai: 37 xã, Đăk Lăk: 4 xã, Kon Tum: 26 xã.
Tính đến trước kỳ báo cáo này; đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 701 xã, mất điện tại 24 xã.
Tại 24 xã đến chiều hôm qua còn mất điện, trong đêm hôm qua và sáng nay đã khôi phục cấp điện xong, chỉ còn mất thiện tại một số thôn bị ngập lụt, sạt lở.
 
Hiện tại, EVN đang tiếp tục huy động các nguồn lực để kiểm tra và khôi phục để cấp điện nhanh nhất cho các thôn, khu bị ngập lụt khi đảm bảo điều kiện về an toàn.
 
c) Như vậy kể từ khi mưa bão gây ngập lụt Miền Trung từ đầu tháng 10 đến chiều nay, đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho tất cả các tỉnh duyên hải Miền Trung từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên với tổng số là 1044 xã.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website