Thái Lan điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2020
Bộ Tài chính dự báo Thái Lan sẽ đón khoảng 6,7 triệu khách du lịch quốc tế trong năm nay và tăng lên 8 triệu du khách vào năm tới. Thái Lan vừa thông qua quyết định cấp visa dài hạn cho khách du lịch quốc tế với điều kiện tuân thủ các quy định cách ly khi nhập cảnh. Trong năm 2019, Thái Lan đón 39,8 triệu khách; doanh thu từ du lịch đóng góp 11,4% GDP.
Trước đó, Văn phòng Kinh tế Công nghiệp (OIE) đã công bố chỉ số sản xuất (MPI) trong tháng 09/2020 đạt 94,7 điểm, tăng 3,25% so với tháng 08/2020. Nhóm sản xuất đồ gia dùng và nội thất ghi nhận tăng trưởng tốt, đạt lần lượt mức 34% và 13,1% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tháng thứ 05 liên tiếp ghi nhận chỉ số MPI tăng, phản ánh sự phục hồi khu vực sản xuất. Dù vậy, chỉ số MPI trong tháng 09/2020 giảm 2,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỉ lệ tận dụng ưu đãi FTA và ưu đãi phổ cập (GSP) giảm trong 07 tháng 2020
Theo thống kê của Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan, tỉ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA và GSP giảm 14,8% trong 07 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Tỉ lệ tận dụng giảm phù hợp với tình hình xuất khẩu chung giảm do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19. Trong 07 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu tận dụng ưu đãi FTA và GSP đạt mức 35,4 tỉ USD. Cụ thể, giá trị xuất khẩu tận dụng ưu đãi theo FTA và GSP đạt lần lượt 32,9 tỉ USD và 2,54 tỉ USD, giảm lần lượt 15,9% và 2,61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm 05 quốc gia được các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan tận dụng ưu đãi FTA bao gồm Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Giá trị tận dụng ưu đãi FTA đạt lần lượt 11,2 tỉ USD (Thái Lan – Trung Quốc FTA), 10,8 tỉ USD (Thái Lan – ASEAN FTA), 3,89 tỉ USD (Thái Lan – Nhật Bản FTA), 3,42 tỉ USD (Thái Lan – Ốt-xtrây-li-a), 1,78 tỉ USD (Thái Lan - Ấn Độ FTA).
Nhóm 05 FTA được doanh nghiệp Thái Lan tận dụng ưu đãi nhiều nhất bao gồm Thái Lan – Chile FTA (100%), ASEAN – Trung Quốc FTA (91,6%), Thái Lan – Peru FTA (89,6%), Thái Lan – Nhật Bản FTA (88,8%) và ASEAN – Hàn Quốc FTA (72%). Hiện Thái Lan có 11 FTAs đang có hiệu lực.
Trong khi đó, về GSP, Mỹ tiếp tục là quốc gia được doanh nghiệp Thái Lan tận dụng ưu đãi thuế quan phổ cập nhiều nhất, đạt tổng giá trị 2,24 tỉ USD, tiếp theo là Thụy Sỹ (200 triệu USD), Nga và cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) (84,6 triệu USD), và Na Uy (18,5 triệu USD). GSP được sử dụng trong hoạt động giao thương hàng hóa với Mỹ, Thụy Sỹ, Nga và CIS, Nauy. Trước đó, Nhật Bản đã tạm dừng áp dụng GSP đối với hàng hóa Thái Lan vào năm 2019.
Thái Lan-Nga đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 02 chiều 10 tỉ USD vào năm 2023
Thái Lan và Nga đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 02 chiều 10 tỉ USD vào năm 2023 trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Nhằm đạt được mục tiêu này, 02 nước cần đạt tăng trưởng kim ngạch thương mại 02 chiều ở mức 03 tỉ USD/ năm.
Nga hiện là đối tác thương mại lớn thứ 30 của Thái Lan (tính đến năm 2019) với tổng kim ngạch thương mại 02 chiều đạt 3,13 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Nga đạt 958 triệu USD; nhóm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực bao gồm ô-tô và linh kiện phụ tùng, cao su. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Thái Lan từ Nga đạt 2,17 tỉ USD bao gồm dầu thô, thép, vũ khí và thuốc trừ sâu.
Trong 09 tháng đầu năm 2020, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 28 của Thái Lan với kim ngạch thương mại 02 chiều đạt 1,8 tỉ USD, giảm 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất và nhập khẩu đạt lần lượt 528,3 triệu USD và 1,22 tỉ USD, giảm lần lượt 30,7% và 32,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh nghiệp Thái Lan – Trung Quốc tăng cường hợp tác đầu tư
Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Thái Lan Supattanapong Punmeechaow diễn ra tuần qua tại Bangkok, Thái Lan, Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan – Trung Quốc Narongsak Puttapornmongkol đã kiến nghị Chính phủ nước này cần tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc giữa bối cảnh nước này đang có sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và việc hợp tác giữa 02 quốc gia sẽ góp phần giúp Thái Lan phục hồi kinh tế.
Trong Quý II và III/2020, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi với mức tăng trưởng 3,2% và 4,9% tương ứng trong khi Quý I/2020 giảm 6,8% – mức giảm lớn nhất trong nhiều thập niên qua do quốc gia này phải đóng cửa nhiều nhà máy và khu sản xuất.
Theo Ông Narongsak Puttapornmongkol, Chính phủ Thái Lan cần chú trọng tăng cường hợp tác, xúc tiến kết nối với Trung Quốc thông qua các dự án thương mại và đầu tư kết nối giữa khu vực thuộc kế hoạch Vành đai và Con đường của Trung Quốc và khu vực Hành lang Kinh tế Phía Đông (EEC) của Thái Lan. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cần mở rộng các ưu đãi đầu tư dành cho nhiều ngành nông nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp Trung Quốc đang chờ chấp thuận đầu tư vào Thái Lan trong các ngành cao su, giấy và nhựa, bất động sản. Trong 06 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Thái Lan với 96 dự án đầu tư có tổng vốn đăng ký 35,4 tỉ Bạt được Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) cấp giấy phép. Trong đó, 23 dự án vào khu vực EEC. Xếp sau Trung Quốc là Nhật Bản (119 dự án, 34,4 tỉ Bạt) và Đài Loan (46 dự án, 13,4 tỉ Bạt).
Bộ Tài chính dự báo Thái Lan sẽ đón khoảng 6,7 triệu khách du lịch quốc tế trong năm nay và tăng lên 8 triệu du khách vào năm tới. Thái Lan vừa thông qua quyết định cấp visa dài hạn cho khách du lịch quốc tế với điều kiện tuân thủ các quy định cách ly khi nhập cảnh. Trong năm 2019, Thái Lan đón 39,8 triệu khách; doanh thu từ du lịch đóng góp 11,4% GDP.
Trước đó, Văn phòng Kinh tế Công nghiệp (OIE) đã công bố chỉ số sản xuất (MPI) trong tháng 09/2020 đạt 94,7 điểm, tăng 3,25% so với tháng 08/2020. Nhóm sản xuất đồ gia dùng và nội thất ghi nhận tăng trưởng tốt, đạt lần lượt mức 34% và 13,1% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tháng thứ 05 liên tiếp ghi nhận chỉ số MPI tăng, phản ánh sự phục hồi khu vực sản xuất. Dù vậy, chỉ số MPI trong tháng 09/2020 giảm 2,75% so với cùng kỳ năm ngoái.