Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý về pháp luật cạnh tranh của thị trường EU

Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) không chỉ mở ra cơ hội giúp Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU.

Tuy nhiên, việc kinh doanh tại thị trường EU cần tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp luật EU (trong đó bao gồm pháp luật cạnh tranh). Vi phạm phạm pháp luật cạnh tranh tại EU làm cho doanh nghiệp đối mặt với rủi ro pháp lý, cũng như các thiệt hại về tài chính để theo đuổi vụ việc nếu vụ việc bị điều tra và xét xử tại EU. Ngược lại, khi doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động của hành vi vi phạm, quyền và lợi ích của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Việc nắm rõ các quy định về pháp luật cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.

Quy định cạnh tranh pháp luật EU

Luật Cạnh tranh EU bao gồm 04 nội dung chính: (i) cartel hay thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền, (iii) kiểm soát tập trung kinh t ế và (iv) các biện pháp hỗ trợ của chính phủ các nước thành viên. Các quy định liên quan đến cartel, độc quyền và biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được quy định tại Hiệp ước về các chức năng của EU (Hiệp ước TFEU). Trong khi đó, các quy định liên quan đến kiểm soát tập trung kinh tế được quy định tại các Chỉ thị do Hội đồng ban hành.

1. Các nội dung tổng quát

Mục tiêu Luật Cạnh tranh EU

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

2. Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Quy định chống hành vi TTHCCT được quy định tại Điều 101 Hiệp ước TFEU.

 

3. Quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh

Quy định liên quan đến lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường được quy định tại Điều 102 TFEU. Sở hữu vị trí thống lĩnh trên thị trường không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh vi phạm pháp luật cạnh tranh chỉ khi doanh nghiệp sử dụng sức mạnh thị trường đó để cản trở, bóp méo cạnh tranh trên thị trường.

 

4. Quy định TTKT

Việc TTKT có thể dẫn đến sự ra đời một doanh nghiệp mới có vị trí thống lĩnh. Điều này có thể sẽ làm sai lệch thị trường và không bảo đảm cạnh tranh. Chính vì vậy, hành vi TTKT cũng là đối tượng quan tâm đặc biệt trong chính sách cạnh tranh của EU. Cần lưu ý là hoạt động TTKT chỉ bị ngăn cản nếu nó tạo ra hoặc nâng cao vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến hiệu quả cạnh tranh.

Năm 1990, chính sách cạnh tranh EU đã có bổ sung đối với vấn đề TTKT. Theo đó, các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có tổng doanh thu trên 5 tỷ EUR chỉ được sáp nhập khi có sự phê chuẩn đồng ý của Ủy ban.

Thủ tục thẩm định TTKT được diễn ra theo hai bước. Giai đoạn kiểm tra sơ bộ diễn ra trong vòng một tháng. Đây là giai đoạn các chuyên gia xem xét và đưa ra quyết định việc TTKT có tác động đến cạnh tranh hay không. Kết quả của giai đoạn này là (i) doanh nghiệp bị từ chối TTKT, hoặc (ii) được cho phép thực hiện TTKT ngay, hoặc (iii) Ủy ban phải mở thủ tục thẩm định chính thức hoạt động TTKT.

5. Cơ quan cạnh tranh

EC là đầu mối thực thi pháp luật cạnh tranh tại EU, đảm bảo việc thực thi cạnh tranh hài hòa, thống nhất giữa các quốc gia. Tuy nhiên, dựa trên cơ chế phân quyền song lập, các cơ quan cạnh tranh quốc gia thành viên (NCAs) cũng có có thẩm quyền trong việc thực thi trực tiếp Luật Cạnh tranh EU.

Cơ quan hỗ trợ thực thi pháp luật cạnh tranh EU: Thực thi pháp luật cạnh tranh song song trong EU (Luật Cạnh tranh Châu Âu và Luật Cạnh tranh quốc gia) đòi hỏi việc kết hợp chặt chẽ giữa EC và NCA. Do vậy, EC và NCAs đã thành lập Mạng lưới cạnh tranh EU (ECN). Đây là cơ quan có quyền (i) lựa chọn cơ quan điều tra vụ việc (cơ quan cạnh tranh quốc gia hay Bộ Cạnh tranh DG), (ii) trao đổi thông tin trong quá trình điều tra, thậm chí cả những biện pháp khắc phục cạnh tranh mà các quốc gia có ý định áp dụng. ECN có chức năng như hội đồng tư vấn, bao gồm nhiều đại diện từ NCAs. Theo đó, Ủy ban cần tư vấn trước khi các quốc gia ban hành phán quyết cuối cùng .

Cơ quan điều tra: Bộ cạnh tranh (DG Competition) là cơ quan có chức năng và trách nhiệm thực thi Điều 101 tới 109 TFEU. EC ủy quyền DG toàn bộ thẩm quyền trong việc điều tra và tiến hành tố tụng cạnh tranh.

6. Thẩm quyền điều tra và xử lý vụ việc

Điều tra và xét xử vụ việc hạn chế cạnh tranh (thỏa thuận và lạm dụng)

Sau khi vụ việc cạnh tranh được điều tra bởi Bộ Cạnh tranh (DG), Hội đồng Châu Âu EC sẽ đưa ra phán quyết về vụ việc. Tuy nhiên, theo thể chế kiểm soát và cân bằng (phân chia đồng đều quyền lực giữa ba nhánh của Chính phủ: hành pháp, lập pháp và tư pháp), các quyết định của EC có thể bị kháng kiện tại Tòa án sơ thẩm, các quyết định của Tòa sơ thẩm cũng có thể bị kháng kiện tại Tòa án Công lý Châu Âu.

Thẩm định vụ việc TTKT

Hội đồng EC có trách nhiệm trong điều tra các vụ việc tập trung kinh tế khi doanh thu của các bên tham gia lớn hơn ngưỡng an toàn trong pháp luật cạnh tranh EU.

Dưới ngưỡng an toàn, các quốc gia thành viên có thể có thẩm quyền trong việc đánh Article 11 of Regulation (EC) No 1/2003

giá vụ việc sát nhập theo quy định tại Luật cạnh tranh của quốc gia thành viên đó. Các vụ việc được chuyển giao theo hệ thống liên kết nội bộ giữa Ủy ban và các nước thành viên, theo đó cho phép một số trường hợp linh động (ví dụ Ủy ban có thể phân bổ vụ việc cho quốc gia thành viên hoặc ngược lại theo một số điều kiện nhất định).

Căn cứ Điều 1 Quy định về tập trung kinh tế, các giao dịch sẽ được xem xét theo quy định pháp luật cạnh tranh của EU theo một trong các trường hợp sau:

Giao dịch có (i) doanh thu kết hợp giữa các bên trên toàn cầu lớn hơn 5 tỷ €, và (ii) doanh thu của ít nhất hai doanh nghiệp thuộc các bên tham gia sáp nhập tại thị trường EU lớn hơn 250 triệu €.

Giao dịch có (i) doanh thu kết hợp giữa các bên trên toàn cầu lớn hơn 2.5 tỷ €, (ii) doanh thu kết hợp trên thị trường tại ít nhất 3 quốc gia thành viên của các bên tham gia sát nhập lớn hơn 100 triệu €, (iii) ít nhất 2 doanh nghiệp có doanh thu trên thị trường một quốc gia thành viên hơn 25 triệu €; và ít nhất 2 doanh nghiệp có doanh thu trên thị trường EU lớn hơn 100 triệu €.

Quy trình thẩm định vụ việc tập trung kinh tế được phân thành hai trường hợp như sau:

7. Quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm

 Khi doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, doanh nghiệp có thể chịu các mức tiền phạt nghiêm minh nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự trên thị trường. Ngoài ra, liên quan đến hành vi TTHCCT, cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có thể còn đối mặt với các mức xử phạt hình sự khác theo quy định pháp luật EU.

Đối với mức tiền phạt theo pháp luật cạnh tranh, về cơ bản, mức xử phạt sẽ được tính toán theo những yếu tố cơ bản như sau:

Mức tiền phạt cơ bản

(0-30%) của doanh thu trên thị trường liên quan × quá trình thực hiện hành vi vi phạm + (15 -20%) của doanh thu trên thị trường liên quan (đối với các vụ việc cần tính chất ngăn chặn như cartel).

Tình huống tăng nặng

Tái phạm nhiều lần, doanh nghiệp đóng vai trò chính trong việc thực hiện vi phạm,…

Tình huống giảm nhẹ

Phối hợp với cơ quan điều tra

Mức phạt tối đa của hành vi vi phạm

10% doanh thu đối với mỗi hành vi vi phạm

Yếu tố giảm tiền phạt

Chương trình khoan hồng: 100% tiền phạt đối với doanh nghiệp nộp đơn đầu tiên, tối đa 50% cho doanh nghiệp tiếp theo và 20-30% cho doanh nghiệp thứ ba.

(Nội dung chi tiết quy định pháp luật cạnh tranh EU ấn vào link sau)

Khuyến nghị tới doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh tại thị trường EU

Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại thị trường EU cần phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật cạnh tranh của EU. Để giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với pháp luật cạnh tranh EU, tác giả khuyến nghị doanh nghiệp các nội dung như sau:

1. Xây dựng các quy tắc khi trao đổi thông tin với đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp yêu cầu nhân viên các cấp KHÔNG ĐƯỢC PHÉP trao đổi với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp những nội dung như sau:

Trao đổi với đối thủ cạnh tranh các thông tin liên quan đến việc bán hàng tại thị trường EU, ví dụ như:

Hỏi đối thủ cạnh tranh có tham gia vào cuộc đấu thầu cụ thể nào đó hay không.

Giá của một mặt hàng nhất định, chiết khẩu hoặc các nội dung khác liên quan đến giá sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh tại EU.

Chia sẻ thông tin về thị trường, chính sách phân phối (khách hàng, khu vực địa lý).

Các chiến lược marketing của doanh nghiệp tại EU.

Trao đổi với các đối thủ cạnh tranh về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh tại EU, ví dụ như:

Lượng hàng tồn kho tại thị trường EU.

Chi phí sản xuất.

Nguồn lực hoặc quy trình sản xuất sản phẩm.

Trao đổi với các đối thủ cạnh tranh về các thông tin, kế hoạch tương lai của doanh nghiệp, ví dụ như:

Các kế hoạch đầu tư nguồn vốn.

Kế hoạch về sản phẩm mới, chuẩn bị gia nhập vào thị trường EU của doanh nghiệp.

Trao đổi và đưa ra các thỏa thuận với đối thủ cạnh tranh liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp khác (ví dụ như cùng thỏa thuận không nhập nguyên liệu từ một nhà cung cấp nhất định tại thị trường EU).

Trao đổi có tham gia vào buổi họp mặt giữa các đối thủ cạnh tranh để thảo luận về các vấn đề về giá, sản lượng tương tự nêu trên.

2. Luôn cảnh giác khi tham gia vào Hiệp hội thương mại

Hiệp hội thương mại là một trong những kênh thông tin giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường. Tuy nhiên, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là cartel thông thường ẩn nấp dưới các hoạt động của Hiệp hội. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các Hiệp hội tại thị trường EU cần cảnh giác và rà soát chặt chẽ hoạt động của Hiệp hội, từ đó giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro từ việc vô tình thực hiện hành vi vi phạm. Theo đó, doanh nghiệp KHÔNG ĐƯỢC thực hiện các hành vi như sau:

Trao đổi bất kỳ thông tin liên quan đến giá, sản lượng tương tự như các thông tin tại Mục 1 nêu trên trong các buổi họp với hiệp hội hoặc các buổi gặp mặt giao lưu giữa các thành viên trong Hiệp hội.

Tham gia vào bất kỳ các cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu ý kiến thành viên có nên loại bỏ bất kỳ doanh nghiệp nào ra khỏi ngành công nghiệp mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại thị trường EU.

Khi tham gia vào các cuộc họp giữa các thành viên của Hiệp hội (do Hiệp hội tổ chức hoặc do một trong các thành viên của Hiệp hội tổ chức), nếu doanh nghiệp nhận thấy các thành viên khác đang trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan tới giá, sản lượng,… hoặc tương tự như các nội dung nêu tại mục 1, nhân viên doanh nghiệp KHÔNG được phép ở lại buổi họp. Ngay lập tức, nhân viên doanh nghiệp cần báo cáo trực tiếp cho lãnh đạo của doanh nghiệp và rời cuộc họp ngay lập tức.

3. Xây dựng các quy tắc khi liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm

 Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác khách hàng (nhà phân phối) hoặc các nhà cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp KHÔNG NÊN thực hiện những hành vi như sau:

- Ép buộc nhà phân phối phải tuân theo mức giá nhất định (tuy nhiên, chỉ đưa ra giá mức giá khuyến nghị thì có thể được phép).

- Trao đổi với các doanh nghiệp ở các khâu đoạn khác nhau (nhà cung cấp hoặc nhà phân phối) về việc không được giao dịch với một khách hàng cụ thể nào đó. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu nhà phân phối X tại thủ đô Paris của Pháp không được bán cho khách hàng từ Lyon và ngược lại.

Những hành vi này có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh nếu như cơ quan cạnh tranh chứng minh được tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể tới thị trường EU.

4. Rà soát hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp phân phối hoặc doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu tại thị trường EU

Đối với doanh nghiệp Việt Nam có vị trí thống lĩnh trên một thị trường liên quan nhất định tại EU thì doanh nghiệp KHÔNG ĐƯỢC thực hiện những hành vi nếu hành vi đó gây tổn hại tới cạnh tranh, ví dụ như sau:

Áp đặt mức giá cao bất hợp lý trên thị trường.

Áp đặt các mức giá khác biệt với người mua một cách bất hợp lý.

Hạn chế sản lượng.

Bán kèm.

Do vậy, doanh nghiệp cần rà soát hợp đồng giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp phân phối hoặc doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu tại thị trường EU nhằm loại bỏ các điều khoản có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.

5. Tham gia Chương trình khoan hồng nếu thực hiện hành vi cartel

Trong trường hợp doanh nghiệp cho rằng đã vô tình tham gia vào hành vi carterl tại thị trường EU thì nên khai báo và tham gia Chương trình khoan hồng theo pháp luật cạnh tranh EU để hưởng miễn trừ tiền phạt.


Nguồn:Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website