Kinh tế thế giới phục hồi khi thích nghi với dịch bệnh kéo dài
Thế giới đã thích nghi và có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi phải tiếp tục đối mặt với những rủi ro lớn hơn từ các biến thể của virus corona.
Theo IHS Markit – đơn vị cung cấp, phân tích chuyên sâu thông tin và các giải pháp quan trọng cho các doanh nghiệp và các chính phủ trên toàn cầu - GDP thực tế của thế giới đạt mức cao mới trong quý 2/2021, bắt đầu phục hồi trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn kéo dài. IHS Markit dự báo, GDP thực tế toàn cầu sẽ tăng 5,7% vào năm 2021 và 4,5% vào năm 2022 sau khi giảm 3,4% vào năm 2020.
Ảnh minh hoạ
Khung chính sách mới của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng cho thấy chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục có tính thích ứng cao. GDP thực tế của khu vực đồng euro dự kiến sẽ tăng 5,0% vào năm 2021 và 4,3% vào năm 2022. Tuy nhiên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chậm trễ trong vận chuyển sẽ còn tiếp diễn. Việc cắt giảm sản lượng do đại dịch đang bùng phát mạnh ở khu vực Đông Nam Á đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt đầu vào và áp lực chi phí. Việc thiếu hụt chất bán dẫn đã dẫn đến việc cắt giảm sản lượng lớn trên toàn cầu trong ngành công nghiệp ô tô trong tháng 8 và tháng 9/2021. Với ngành vận tải container, hàng loạt sự việc như: kênh đào Suez tắc nghẽn vào tháng 3/2021, đóng cửa một phần các cảng của Trung Quốc, Union Pacific đình chỉ các chuyến hàng bằng đường sắt từ Bờ Tây đến Chicago vào tháng 7 vừa qua và việc tiếp tục dự phòng các tàu rời Los Angeles-Long Beach… khiến giá cước vận chuyển tăng cao.
GATF tổ chức trao đổi về “Thương mại ngoài COVID-19
Xây dựng khả năng chống chịu” tại diễn đàn của WTO năm 2021 Tốc độ và quy mô của đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn trong chuỗi cung ứng, phân phối thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), vắc xin và thiết bị phụ trợ.
Nhiều quan điểm chính trị trở thành rào cản chính đối với việc tiếp cận công bằng với nguồn cung cấp y tế. Một số thủ tục thương mại cũng cản trở việc phân phối hàng hóa kịp thời. Để duy trì hoạt động thương mại trong thời kỳ đại dịch, các chính phủ đã gấp rút chuyển đổi các chứng từ dạng giấy sang dạng kỹ thuật số, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nông sản và thực phẩm.
Một số quốc gia bắt đầu chấp nhận phiên bản PDF của giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật qua e-mail. Số lượng các nước thành viên trong WTO trao đổi giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật điện tử (ePhytos) qua ePhyto Hub kể từ khi đại dịch xảy ra tăng từ 12 lên 48. Các giải pháp kỹ thuật số cho các chứng từ thương mại đã giúp giảm thời gian và chi phí thương mại, hỗ trợ thương mại nông sản an toàn và công bằng. Điều này cũng cho phép áp dụng quy trình chứng nhận không tiếp xúc vốn rất cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Tuy nhiên, nếu chỉ kỹ thuật số hóa một cách cục bộ vài khâu đoạn thì quá trình kỹ thuật số hóa không đủ để tạo ra các hệ thống thực phẩm có khả năng phục hồi trong dài hạn. Để làm được điều này, các quy trình thương mại cần phải được số hóa hoàn toàn và thực chất.
Xuất phát từ yêu cầu này, Liên minh toàn cầu về tạo thuận lợi thương mại (GATF) sẽ tổ chức hai phiên họp từ ngày 28/9 đến hết ngày 01/10/2021 để đánh giá tác động của Covid-19 đối với thương mại và trao đổi về cách hệ thống thương mại đa phương giúp tạo lập khả năng chống chọi với đại dịch và các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Phiên họp này tập hợp các chuyên gia trong khu vực công và tư nhân để đi sâu vào việc số hóa hoàn toàn một quy trình thương mại, các giải pháp và cách thức triển khai có thể được mở rộng trên toàn cầu. Chính phủ Đức và GATF sẽ triệu tập các đối tác của họ để chia sẻ kinh nghiệm thu thập được trong đại dịch và triển vọng hỗ trợ sắp tới cho các nước đang phát triển.