Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (3/9/1975-3/9/2014) - Mong ước của Bác đã thành hiện thực

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày nay không chỉ thực hiện tốt vai trò là đầu tàu và chủ lực của nền kinh tế, là công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mà còn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và đi đầu trong công tác an sinh xã hội...

Tầm nhìn sáng suốt

Ôn lại truyền thống hào hùng trên chặng đường lịch sử đầy gian nan nhưng rất vinh quang của ngành, những thế hệ người lao động Dầu khí cùng với niềm tự hào, càng có thêm động lực vươn tới những thành công mới, đỉnh cao mới.

Hơn nửa thế kỷ trước, trong chuyến thăm Liên Xô năm 1959, sau khi đến thăm Khu Công nghiệp Dầu mỏ Bacu (Azerbaijan), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình dung ra đất nước Việt Nam muốn cường thịnh nhất định phải có ngành công nghiệp dầu khí hùng mạnh, từ đó, Người đã dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành công nghiệp Dầu khí của đất nước với một niềm tin và ước vọng lớn lao. Mong muốn của Bác đã trở thành “Kim chỉ nam” trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Ngày 27/11/1961, xuất phát từ tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Ðảng và Nhà nước, của Bác Hồ về ngành công nghiệp Dầu khí của Việt Nam, được sự trợ giúp của các chuyên gia và Chính phủ Liên Xô, “Ðoàn 36 Dầu lửa” đã được thành lập và đi vào hoạt động. Lịch sử ngành Dầu khí đã ghi nhận một cách đậm nét những mốc son trong thời kỳ đầu khó khăn, gian khổ nhưng đã tạo dựng được nền móng cho sự phát triển của một nền công nghiệp dầu khí trong tương lai. “Ðoàn 36 Dầu lửa” đã cung cấp rất nhiều tài liệu và thông tin quý giá, những kết luận quan trọng về cấu trúc địa chất, tiềm năng dầu khí ở miền võng Hà Nội, ở vùng trũng An Châu và là “cái nôi” cung cấp nguồn nhân lực quản lý cho ngành Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn đầu.

Giàn xử lý trung tâm mỏ Bạch Hổ

Thể theo nguyện vọng của các thế hệ lao động ngành Dầu khí Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép lấy ngày 27/11 hằng năm làm Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam.

Ngay sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước ta bước vào thời kỳ khôi phục toàn diện sau chiến tranh, Ðảng và Nhà nước ta đã xác định phải nhanh chóng tìm ra và khai thác dầu, khí, nguồn năng lượng quan trọng cho phát triển đất nước.

Ngày 6/8/1975, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố xúc tiến việc tìm kiếm và khai thác dầu mỏ trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, đồng thời mở cửa, sẵn sàng thảo luận với các chính phủ và các công ty nước ngoài muốn tham gia. Ngày 9/8/1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Ðây là văn bản đầu tiên về dầu khí của Ðảng ta, thể hiện sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam.

Ngay sau Nghị quyết số 244-NQ/TW, ngày 20/8/1975, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn Quyết nghị số 33-QN/QH/K5 thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.

Căn cứ vào Nghị quyết và Quyết nghị trên, ngày 3/9/1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP về việc thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành Dầu khí Việt Nam, chấm dứt thời kỳ hoạt động của các tổ chức riêng rẽ thuộc Tổng cục Ðịa chất, Tổng cục Hóa chất… Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam là tổ chức Nhà nước đầu tiên quản lý một ngành kinh tế kỹ thuật thống nhất trong cả nước.

Nghị định số 170/CP có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngành Dầu khí non trẻ của Việt Nam. Từ đó, hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí được triển khai mạnh mẽ ở cả miền Bắc, miền Nam, thềm lục địa phía nam và chúng ta đã có nhiều phát hiện dầu khí ở cả trên đất liền và ở thềm lục địa.

Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, Ðảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển của ngành Dầu khí: Ngày 7/7/1988, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2000; ngày 19/01/2006, Bộ Chính trị có Kết luận số 41-KL/TW và ngày 9/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 386/QÐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2025, với mục tiêu: “Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế”.

Trải qua quá trình phát triển, để phù hợp với mô hình và quy mô hoạt động từng giai đoạn, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được đổi tên thành Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo Quyết định số 199/2006/QÐ-TTg ngày 28/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Những thành tích đáng tự hào

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng và Chính phủ, tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành Dầu khí Việt Nam qua các thời kỳ đã cống hiến không mệt mỏi, vượt qua mọi thử thách, khó khăn, xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với nhiều mốc son quan trọng.

Tháng 6/1986, tấn dầu thô đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ đã chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới và là đóng góp quan trọng cho nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới. Năm 1991, với sản lượng dầu 3,96 triệu tấn đủ cân đối nhập khẩu, góp phần quan trọng giữ gìn an ninh chính trị, giữ vững thể chế XHCN ở nước ta, trong bối cảnh chế độ XHCN ở Liên Xô và Ðông Âu bị phá vỡ.

Ngày 17/2/2009, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Công trình trọng điểm Nhà nước về dầu khí bắt đầu cho dòng sản phẩm đầu tiên. Ðây không chỉ là sản phẩm xăng dầu đầu tiên mang nhãn hiệu Việt Nam mà còn là sản phẩm của đường lối đổi mới và phát huy nội lực của Ðảng ta, là sự kết tinh của trí tuệ sức mạnh của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Sự kiện này là mốc quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam, đánh dấu sự phát triển toàn diện từ khâu tìm kiếm - thăm dò - khai thác đến lọc hóa dầu.

Trong hơn nửa thế kỷ từ lúc phôi thai và đặc biệt là giai đoạn 39 năm qua, các thế hệ người làm công tác dầu khí Việt Nam luôn ý thức được trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân, vượt mọi khó khăn, từng bước xây dựng ngành Dầu khí trưởng thành và đạt được nhiều thành công lớn. Niềm tin và ý chí của Bác Hồ về dầu khí đã trở thành hiện thực.

Ðến nay Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến vận chuyển, chế biến, lọc hóa dầu, tàng trữ, phân phối và các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác từ dầu khí... góp phần xứng đáng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng đất nước. Có thể nói, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 18-20%/năm, Tập đoàn đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, hằng năm đóng góp từ 28% đến 30% tổng thu ngân sách Nhà nước, kim ngạch xuất khẩu chiếm trung bình 15%/năm tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước..., Tập đoàn đã có những đóng góp rất quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; luôn là tập đoàn tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã xây dựng được đội ngũ những người làm dầu khí hùng hậu, có trình độ cao, thực hiện hiệu quả vai trò trụ cột, đầu tàu kinh tế của đất nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ; tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền và biên giới Quốc gia; đóng góp xứng đáng, thiết thực vào công tác an sinh xã hội.

Ở thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, vị thế và vai trò của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được khẳng định ở tầm cao mới kể cả ở trong nước và ở nước ngoài. Ðặc biệt, với chính sách đổi mới của Ðảng và Chính phủ, sau gần 8 năm hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước biến động như thời gian vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn thách thức để đưa hàng loạt các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí vào vận hành phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ðảng, Nhà nước và nhân dân đã đánh giá, ghi nhận những thành tựu ấy và trao tặng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Danh hiệu Anh hùng Lao động,...

Tiếp tục thực hiện mong ước của Bác Hồ

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vinh dự được Ðảng và nhân dân tin tưởng giao phó trọng trách tìm kiếm, quản lý, giữ gìn, khai thác, phát huy giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của đất nước để làm giàu cho Tổ quốc. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xác định định hướng cơ bản nhất là xây dựng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành tập đoàn kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, tập trung đẩy mạnh phát triển những lĩnh vực kinh doanh chính (bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; lọc hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao), trong đó tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí là hoạt động cốt lõi.

Ðến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế với trình độ khoa học công nghệ tương đồng với các nước phát triển, có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh cao, là doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng nhất, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và đặc thù, không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng. Hoạt động dầu khí phát triển mạnh mẽ ở tất cả các khâu từ thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn cũng như các khâu thương mại và dịch vụ Dầu khí. Ngoài việc bảo đảm khả năng tự tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong nước, Tập đoàn còn đầu tư ra nước ngoài bằng hàng chục dự án với nguồn vốn mạnh, năng lực kỹ thuật cao và nhân lực có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm tích lũy được trong hàng chục năm qua.

Tập đoàn đã đặt ra các mục tiêu cụ thể trên từng lĩnh vực hoạt động. Về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh công tác khảo sát, điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí; phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35-45 triệu tấn quy dầu/năm (trong đó, ở trong nước 25-30 triệu tấn, ở nước ngoài 10-15 triệu tấn), sản lượng khai thác dầu khí đạt 23-34 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: khai thác dầu giữ ở mức 15-20 triệu tấn/năm (ở trong nước 14-17 triệu tấn/năm, ở nước ngoài 1-3,5 triệu tấn/năm) và khai thác khí 8,5-14 tỉ m3/năm.

Tập đoàn tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các ngành ngành công nghiệp khí, công nghiệp điện, công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, phát triển chế biến dầu khí, sản xuất ổn định các nhà máy đạm, ethanol sinh học, xơ sợi, các dự án hóa dầu từ khí khác; huy động hiệu quả và tối ưu công suất các nhà máy điện; tiếp tục thu hút tối đa các hoạt động dịch vụ dầu khí nhằm tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong hoạt động dầu khí.

Cùng với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức quản lý, đầu tư tài chính, thị trường, khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, an toàn và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, để thực hiện khát vọng hiện đại, hội nhập, tăng tốc phát triển, làm chủ biển lớn, toàn Tập đoàn đồng tâm hiệp lực tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nhất 3 giải pháp đột phá: giải pháp về con người, giải pháp về khoa học - công nghệ và giải pháp về quản lý.

Nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày Thành lập Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ôn lại chặng đường lịch sử này là cách để toàn thể gần 60 ngàn người lao động Dầu khí nhận thức được nhiệm vụ phía trước rất nặng nề, khó khăn với nhiều thách thức và chỉ có thể mang trọng trách ấy tiến bước vững chắc về phía trước khi mỗi thành viên đều chung sức chung lòng, gìn giữ bản sắc và giá trị cốt lõi của Văn hóa Dầu khí với tinh thần “Ðổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời”, với phương châm “Ðồng tâm hiệp lực, hiện đại hội nhập, tăng tốc phát triển”.

Hơn lúc nào hết, mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong toàn Tập đoàn cần phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lao động, phát huy truyền thống 39 năm của các thế hệ những người đi tìm lửa, bằng tất cả nhiệt huyết, quyết tâm, khát vọng vươn lên và niềm vinh dự, tự hào về thương hiệu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tiếp tục hun đúc ý chí, khát vọng thực hiện tốt nhất mong muốn cháy bỏng của Bác Hồ kính yêu: Việt Nam có ngành công nghiệp Dầu khí hùng mạnh.

Tiếp tục những thành tựu to lớn trong nhiều năm liên tục đối với nền kinh tế, trong 7 tháng đầu năm 2014, Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt 434 nghìn tỉ đồng, bằng 121% kế hoạch 7 tháng và 65% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 98,6 nghìn tỉ đồng, bằng 124% kế hoạch 7 tháng và 70% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng sản lượng khai thác quy dầu tính chung 7 tháng đạt 16,09 triệu tấn, bằng 62,6% kế hoạch năm Chính phủ giao, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2013. Sản xuất điện 7 tháng đạt 9,55 tỉ kWh, sản xuất đạm đạt 949 nghìn tấn, sản xuất xăng dầu đạt 2,88 triệu tấn.

Toàn Tập đoàn đã triển khai thực hiện công tác an sinh xã hội 7 tháng qua đạt 350 tỉ đồng. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiết giảm khoảng 1.900 tỉ đồng.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website