Điểm báo MOIT tuần từ ngày 25/8 đến ngày 31/8/2014
Hai tàu buôn lậu xăng dầu bị bắt giữ là tàu Mỹ Hòa 03 và tàu PV Oil Trans 04. Khi các tàu này thẩm lậu vào khu vực ngã ba Vàm Tuần, thuộc luồng hàng hải TP.HCM thì bị Cục Điều tra chống buôn lậu và Bộ đội biên phòng kiểm tra.
Các đối tượng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Kết quả xác minh bước đầu cho thấy, 2 tàu này vận chuyển hơn 700.000 lít xăng dầu có xuất xứ nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hành vi buôn lậu. Nếu thực hiện trót lọt, các đối tượng này sẽ gian lận khoảng 5 tỷ đồng tiền thuế.
Từ đầu tháng 8 tới nay, đây là lần thứ 2 lực lượng 389 phát hiện và bắt giữ các tàu buôn lậu xăng dầu với số lượng lớn. Hiện tại, Cục Điều tra chống buôn lậu, phối hợp với Cục phòng chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng đã làm thủ tục tạm giữ, đưa phương tiện, tang vật vi phạm về khu vực Đồn Biên phòng Kiểng Phước, tỉnh Tiền Giang để tiếp tục mở rộng điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
TP HCM: Doanh thu thực phẩm bình ổn vượt kế hoạch
là nhan đề bài viết đăng tải trên Vnexpress ngày 28/8. Theo đó, sức mua yếu nhưng nhóm hàng thịt gia cầm, thực phẩm chế biến bình ổn giá vẫn vượt 5-10% kế hoạch doanh thu đặt ra hồi đầu năm.
Tại buổi triển khai thêm về kế hoạch bình ổn thị trường 2014-2015, bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết, Chương trình Bình ổn thị trường năm nay của Thành phố đã đi được hơn nửa chặng đường, doanh nghiệp đã chủ động hơn trong tạo nguồn hàng, điều phối đảm bảo cung cầu thị trường để giá cả ổn định.
Đối với nhóm hàng lương thực thực phẩm, tính từ đầu năm đến nay doanh thu đạt 3.487,1 tỷ đồng, tăng 9,24% so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý là trong nhóm thực phẩm, thịt gia cầm và thực phẩm chế biến vượt kế hoạch trên 10% dù sức mua yếu hơn so với cùng kỳ. Ngược lại, nhóm thủy hải sản và lương thực lại không đạt kế hoạch vì sức mua chậm. Còn nhóm hàng túi sách, cặp học sinh hay sữa cũng đã có mức tăng trưởng doanh thu cao hơn so với cùng kỳ.
Sắp tới, để công tác bình ổn thị trường dịp Tết Ất Mùi 2015 hiệu quả, Sở Công Thương sẽ tổ chức khoảng 1.250 chuyến bán hàng lưu động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và các huyện ngoại thành. Đồng thời, để người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm bình ổn thị trường, năm nay, sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ được dán thêm tem nhãn có biểu trưng (logo) bình ổn thị trường trên bao bì.
Buôn lậu thuốc lá các tuyến biên giới gia tăng
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh điện tử ngày 29/8 cho biết: . Khẳng định điều này bởi theo thông tin tác giả bài báo đưa ra, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh đã phát hiện, xử lý hơn 4.700 vụ buôn bán vận chuyển thuốc lá lậu, tịch thu hơn một triệu bao thuốc lá các loại. Theo Cục QLTT, tình hình vận chuyển, buôn bán thuốc lá lậu trên các tuyến biên giới có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục QLTT, cho biết hoạt động của các đối tượng buôn lậu thuốc lá ngày càng tinh vi, trắng trợn. Ngoài việc sử dụng phương tiện xe máy, ghe thuyền vận chuyển thuốc lá, kẻ buôn lậu còn thuê người gùi cõng, lách qua các “cánh gà” của hải quan để đưa hàng vào nội địa. Nhiều đối tượng manh động còn tấn công lực lượng chức năng để cướp lại hàng khi bị phát hiện, tịch thu.
Chi cục QLTT TP.HCM cho biết trong tháng 8 lực lượng QLTT đã kiểm tra 171 phương tiện vận chuyển thuốc lá nhập lậu, hộ kinh doanh, các điểm bán lẻ và đã tạm giữ hơn 61.000 bao thuốc lá nhập lậu. Chi cục QLTT cho rằng tình trạng thuốc lá lậu hoành hành là do giá thuốc lá ngoại nhập lậu rẻ hơn so với thuốc lá nội.
Bất cập từ chính sách cho công nghiệp hỗ trợ
Là nhan đề bài viết đăng trên trang 2, số 241, báo Đại biểu Nhân dân ngày 29/8. Theo bài báo, đối với một ngành đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao như công nghiệp hỗ trợ thì đầu tư nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, những năm qua nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ luôn than phiền chưa nhận được ưu đãi gì từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Theo đánh giá, môi trường kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua chưa tạo đủ điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ. Một số lĩnh vực đem lại tỷ suất lợi nhuận cao như bất động sản, chứng khoán cũng làm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất công nghiệp hạn chế. Bên cạnh đó, việc khởi tạo doanh nghiệp công nghiệp chế tạo khó khăn và nhiều rủi ro hơn so với thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ; việc thu hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp do lãi suất tín dụng cao.
Trong khi đó, các chủ trương mới mang tính chất động viên, tuyên truyền, Nhà nước chưa đầu tư đủ nguồn lực bao gồm ngân sách và nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ. Sự quan tâm và đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng của nó. Trong khi, trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất sản phẩm tương đối nhỏ nên các ngân hàng thường không mặn mà với việc thẩm định và cho các doanh nghiệp này vay. Đây chính là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa phát triển sản xuất.
Khai mạc 3 hội chợ triển lãm công nghiệp hỗ trợ
Trang 6, số 204, Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 28/8 thông tin “Khai mạc 3 hội chợ triển lãm công nghiệp hỗ trợ”. Ba triển lãm lớn bao gồm Triển lãm về máy móc và công nghệ cho ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; Triển lãm máy móc chế tạo phụ tùng và linh kiện điện tử tại Việt Nam.
Triển lãm có quy mô 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm phụ tùng, linh kiện, máy móc và thiết bị hỗ trợ cho ngành công nghiệp của 200 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Triển lãm về máy móc và công nghệ cho ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam gồm 5 khu gian hàng đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Singapore và Việt Nam, trưng bày 200 thương hiệu máy móc và công nghệ có khả năng thúc đẩy năng suất chế tạo và độ chính xác trong sản xuất, giảm chi phí cao.
Hà Nội cần cải thiện dịch vụ logistics
Ngày 27/8 Báo điện tử Chính phủ cho rằng: . Các DN logistics nước ta nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng có quy mô nhỏ, mới chỉ phục vụ được DN trong khu công nghiệp hoặc một tỉnh thành mà chưa phát triển đến quy mô phục vụ một nền kinh tế.
Hiện nay, cả nước có khoảng 1.200 DN cung cấp dịch vụ logistics, bao gồm các dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi, bốc xếp, khai thuế hải quan chủ yếu tập trung tại khu vực TPHCM, nơi thu hút trên 70% hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Riêng Hà Nội có khoảng 800 DN cung cấp các dịch vụ liên quan đến logistics, được phân thành 3 nhóm chính là DN có vốn đầu tư nhà nước, DN liên doanh với nước ngoài và DN tư nhân. Trong đó, DN tư nhân chiếm số lượng chủ yếu (khoảng 80%).
Đặc điểm chung của các DN tư nhân là quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít và chỉ cung cấp một hoặc một vài dịch vụ trong chuỗi logistics. Do vốn và nguồn nhân lực hạn chế nên tổ chức bộ máy, trình độ quản lý còn đơn giản và trình độ chuyên môn hoá trong tổ chức dịch vụ còn yếu kém. Hơn nữa, mạng lưới dịch vụ nhỏ lẻ và hầu hết các DN tư nhân chưa có đại lý ở nước ngoài nên hoạt động cung cấp dịch vụ còn manh mún, phân tán và kém hiệu quả.
Theo ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Nạp Tiền 188bet ) thì các DN logistics tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng có quy mô nhỏ, mới chỉ phục vụ được DN trong khu công nghiệp hoặc một tỉnh thành, chưa phát triển đến quy mô phục vụ một nền kinh tế. Chưa kể đến việc lao động trong ngành này chưa được đào tạo bài bản, tính liên kết giữa các trung tâm logistics chưa cao và hệ thống luật, quy định với ngành này còn lỏng lẻo, chưa có định hướng rõ ràng để hỗ trợ DN.