Kỳ họp Lần thứ nhất Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam – Băng-la-đét
Đoàn Nạp Tiền 188bet Việt Nam do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng dẫn đầu gồm đại diện Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Xúc tiến thương mại và Cục Xuất nhập khẩu. Đoàn Băng-la-đét do Ngài Hedayetullah Al Mamoon, Thứ trưởng Bộ Thương mại dẫn đầu gồm Trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách xuất khẩu, Lãnh đạo các Vụ thuộc Bộ Thương mại, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Lương thực, Ủy ban Thuế quan, Cục Đầu tư, Cục Xúc tiến Xuất khẩu, Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Băng-la-đét.
Tại Kỳ họp, hai bên đã đã trao đổi thông tin về chính sách và tình hình phát triển kinh tế mỗi nước; kiểm điểm hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; trao đổi một số khó khăn vướng mắc trong quan hệ thương mại và đầu tư; thống nhất chương trình hành động và các biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại song phương.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt Nam – Băng-la-đét năm 2014 đạt gần 770 triệu USD, tăng 47% so với năm 2013, trong đó Việt Nam xuất khẩu 710 triệu USD và nhập khẩu khoảng 60 triệu USD. Clinker là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Băng-la-đét năm 2014 với kim ngạch 322 triệu USD, tiếp theo là phôi thép khoảng 49 triệu USD, điện thoại di động và linh kiện khoảng 46 triệu USD, sợi các loại khoảng 42 triệu USD, khí đốt hóa lỏng khoảng 39 triệu USD và vải khoảng 28 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu từ Băng-la-đét nguyên phụ liệu dệt may, da và giày, dược phẩm, hạt vừng, hàng hải sản, sợi, đay…
Nhằm thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt được mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2015, hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi đoàn doanh nghiệp và tham dự Hội chợ Triển lãm tại mỗi nước, tập trung vào một số mặt hàng trọng tâm mà mỗi nước có thế mạnh như gạo, các sản phẩm dầu khí, clinker, dược phẩm, da giày, gốm sứ, đay và các sản phẩm đay. Hai bên cũng xem xét khả năng mở rộng hợp tác sang một số lĩnh vực khác như: hóa chất (cao su, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất cơ bản); cơ khí chế tạo (máy và thiết bị công nghiệp, công cụ và máy nông nghiệp, ô tô xe máy); sản xuất hàng tiêu dùng (giấy, nhựa); chế biến thực phẩm, nông thổ sản (bia-rượu-nước giải khát, sữa, bánh kẹo, dầu ăn); sản xuất sắt thép; điện, năng lượng tái tạo, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, khu công nghiệp).
Bên cạnh đó, hai bên nhất trí cần cải thiện hành lang pháp lý nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại hàng hóa giữa hai nước chẳng hạn như nghiên cứu khả năng đàm phán giảm thuế đối với một số mặt hàng mà mỗi bên có thế mạnh; sửa đổi một số điều khoản trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Băng-la-đét ký năm 1996; ký Bản ghi nhớ về hợp tác cơ khí và xúc tiến xuất khẩu máy nông nghiệp Việt Nam sang Băng-la-đét; gia hạn Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Vietrade) và Cục Xúc tiến Xuất khẩu Băng-la-đét (EPB).
Về hợp tác đầu tư, hai bên nhất trí khuyến khích doanh nghiệp Băng-la-đét đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày tại Việt Nam nhằm tranh thủ các cơ hội xuất khẩu do các FTA Việt Nam tham gia đem lại, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất máy móc và thiết bị nông nghiệp phục vụ nhu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp của Băng-la-đét.
Trong thời gian làm việc tại Băng-la-đét, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã đến chào xã giao Ngài Tofail Ahmed, Bộ trưởng Thương mại Băng-la-đét, Ngài Amir Hossain Amu, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Băng-la-đét và Ông Kazi Akram Uddin Ahmed, Chủ tịch Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Băng-la-đét (FBCCI).
Cũng nhân dịp thời gian này, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng Ông Kazi Akram Uddin Ahmed, Chủ tịch Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Băng-la-đét (FBCCI) đồng chủ trì Hội thảo với các thành viên Hội đồng FBCCI và các doanh nghiệp Băng-la-đét quan tâm tới thị trường Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Băng-la-đét quan tâm tới thị trường Việt Nam và có nhiều trao đổi tích cực về các chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam và về các mặt hàng cụ thể như clinker, giấy, thủy sản, dược phẩm, đay và các sản phẩm đay, nông sản thực phẩm, cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng và dệt may. Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Băng-la-đét (FBCCI) dự kiến tổ chức đoàn doanh nghiệp sang khảo sát thị trường Việt Nam trong thời gian tới để thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong năm 2015.