Tiếp tục đảm bảo ổn định của kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,03%
Ngày 30/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo liên Bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô quý I/2015. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh; Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan.
Cuộc họp được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện kinh tế vĩ mô quý I, dự báo tình hình quý II, kiến nghị các giải pháp chỉ đạo điều hành; đồng thời chuẩn bị nội dung cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 tới. Đồng thời, từ dự báo, phân tích, đánh giá tình hình, lãnh đạo các Bộ, ngành đã thảo luận và đề ra nhiều giải pháp phối hợp trong điều hành xuất nhập khẩu và giảm nhập siêu; kiểm soát lạm phát; thúc đẩy đầu tư phát triển.
Cuộc họp Ban Chỉ đạo liên bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô quý I/2015 |
Tại cuộc họp, báo cáo của các Bộ, ngành cho thấy, tình hình kinh tế vĩ mô quý I/2015 tiếp tục xu thế ổn định và tốt hơn; tốc độ tăng trưởng phục hồi tích cực, nhiều ngành, lĩnh vực tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước; lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp; tín dụng tăng trưởng dương; thu ngân sách đảm bảo tiến độ so với dự toán mặc dù chịu tác động tiêu cực của giá dầu giảm trên thị trường thế giới, v.v... Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2015 ước tăng 6,03%, cao hơn mức tăng 5,06% cùng kỳ năm 2014; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm năm 2014; tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng khoảng 9,1% so với quý I/2014, cùng kỳ năm 2014 chỉ tăng 8,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu ước tăng khoảng 6,9%; v.v…
Theo dự báo, tình hình kinh tế vĩ mô quý II và cả năm 2015 tiếp tục xu thế ổn định; lạm phát được duy trì ở mức thấp; tăng trưởng GDP quý II được dự báo cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, thời gian tới vẫn chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi như kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng thấp hơn và giá hàng hóa thế giới có xu hướng giảm có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng và xuất khẩu; giá dầu thế giới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, v.v… Các ý kiến cũng lưu ý về tình hình kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản giảm cả về lượng và giá, tình hình biến động giá dầu..., từ đó, các Bộ, ngành, địa phương phải nhận thức rõ tình hình, không được chủ quan; phải quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội, nhất là bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý, các Bộ, ngành cần có giải pháp không để xuất khẩu giảm sút; có biện pháp, hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết, ngăn chặn nhập lậu, gian lận thương mại; nhanh chóng đề ra cơ chế, chính sách khuyến khích công nghiệp hỗ trợ phát triển, v.v...
Tiếp tục đảm bảo ổn định của kinh tế vĩ mô
Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sự ổn định của kinh tế vĩ mô có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Chính phủ xác định rõ, tình hình kinh tế vĩ mô phải được thường xuyên đánh giá để chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp, bảo đảm ổn định của kinh tế vĩ mô trong điều kiện chúng ta thực hiện quy chế kinh tế thị trường ngày càng đầy đủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, tình hình kinh tế quý I khả quan, có chuyển biến tích cực: tăng tưởng GDP cao hơn dự kiến; kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu tích cực như tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng; sản xuất công nghiệp tăng khá mạnh. Từ những kết quả đạt được, lòng tin của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội ngày càng được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý, bước vào năm 2015, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, môi trường kinh doanh cải thiện chưa đáng kể. Thêm vào đó là giá dầu thô, tỷ giá USD trên thế giới đang biến động phức tạp, v.v...
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, cần tiếp tục kiên trì, kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, nhất là triển vọng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 ở mức 6,2% hoặc cao hơn; nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, giữ tỷ giá ổn định. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thận trọng, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm cân đối vĩ mô, thu chi ngân sách, giữ ổn định tỷ giá trong năm 2015. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải rà soát đầu tư công theo hướng bảo đảm hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Trong bối cảnh lạm phát được dự báo ở mức thấp, Thủ tướng lưu ý cần tạo điều kiện để tiếp tục tiến tới cơ chế thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý như dịch vụ y tế, giáo dục, đồng thời cần kiểm soát quá trình tăng giá dịch vụ đi đôi với đổi mới cơ chế điều hành, mở rộng quyền tự chủ và cần tính toán thời điểm điều chỉnh để không tạo tác động cộng hưởng lên mặt bằng giá chung.