Điểm báo MOIT tuần từ ngày 7/7 đến ngày 13/7/2014
Trong đó, gạo 3-10% tấm đạt 55.715 tấn, chiếm tỷ trọng 31,12% tổng lượng gạo xuất khẩu trong 10 ngày đầu tháng 7; Gạo 15-20% tấm đạt 56.513 tấn, chiếm 31,57%; Gạo 25-40% tấm đạt 2.291 tấn, chiếm 1,28%; Gạo thơm các loại đạt 36.633 tấn, chiếm 20,47%; Nếp đạt 21.284 tấn, chiếm 11,89%; Tấm đạt 75 tấn, chiếm 0,04; Đồ 1.577 tấn, chiếm 0,88%; Lứt 4.929 tấn, chiếm 2,75%.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 10/7, xuất khẩu gạo đạt 3,182 triệu tấn, trị giá FOB 1,377 tỷ USD, trị giá CIF 1,451 tỷ USD. Cùng với giá gạo xuất khẩu, giá lúa gạo trong nước cũng nhích nhẹ. Cụ thể, theo VFA, trong tuần đến ngày 10/7, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.450 – 5.550 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với tuần trước đó; lúa dài khoảng 5.650 – 5.750 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.000 – 7.100 đồng/kg tùy từng địa phương, không đổi so với tuần trước đó; song gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.900 – 7.000 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 150 đồng.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.400 – 8.500 đồng/kg (không đổi), gạo 15% tấm 7.900–8.000 đồng/kg (tăng 50 đồng/kg) và gạo 25% tấm khoảng 7.500 –7.600 đồng/kg (tăng 50 đồng) tùy chất lượng và địa phương.
Chờ một cơ chế điều hành xăng dầu mới
là bài viết đăng trên báo Hải quan điện tử ngày 12/7. Tác giả bài viết cho hay, việc sửa Nghị định số 84/2009/NĐ-CP (Nghị định 84) về kinh doanh xăng dầu nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi nó liên quan trực tiếp đến “túi tiền” của người dân. Những bất cập đòi hỏi phải có một cơ chế mới, sát hơn với diễn biến của thị trường, do đó Chính phủ đồng ý giao Nạp Tiền 188bet dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 84.
Tại dự thảo mới nhất quy định thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày dương lịch với trường hợp tăng giá và tối đa là 15 ngày với trường hợp giảm giá. Đáng quan tâm nhất là biên độ và cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu đã có những thay đổi đáng kể. Khi các yếu tố hình thành giá cơ sở tăng trong phạm vi đến 3%, từ 3%-7% và trên 7% sẽ có những điều chỉnh tương ứng, trong đó DN được quyền chủ động tăng giá bán. Mặc dù vẫn có những quy định ràng buộc DN và cơ quan chức năng vẫn kiểm soát các yếu tố cấu thành giá, tuy nhiên quy định như vậy có nghĩa DN sẽ được “nới” thêm quyền tăng giá. Khi các yếu tố hình thành giá tăng trong phạm vi quy định, DN chỉ cần kê khai giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước vài ngày.
Nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ lo lắng khi thị trường xăng dầu ở Việt Nam chưa hình thành cạnh tranh đúng nghĩa. Với một thị trường còn mang tính độc quyền, Nhà nước để cho DN tự quyết định giá dù là trong biên độ nhỏ cũng là trái với cơ chế quản lý giá trong nền kinh tế thị trường. Nếu thị trường chưa vận hành theo đúng nghĩa, thì việc trao quyền cho DN sẽ khiến dư luận lo ngại rằng giá xăng dầu chỉ có tăng mà không có giảm.
Mặc dù trong điều hành xăng dầu gần đây đã tiệm cận tới nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước- người dân và DN, bởi DN cũng phải sẻ bớt phần lợi nhuận định mức để giảm độ tăng của giá xăng dầu, tuy nhiên người dân hiện vẫn phải trả giá khá cao cho mặt hàng này.
Dư luận chờ đợi một cơ chế điều hành giá mới được đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp thị trường, nhưng đồng thời vẫn phải tránh được tình trạng độc quyền, lạm quyền của một số DN như hiện nay.
Kinh tế Việt Nam ổn định với động lực chính từ FDI
VTV online ngày 9/7 khẳng định: . Theo đó, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dự kiến, vốn FDI là điểm sáng đáng kể nhất trong tình hình vĩ mô 6 tháng đầu năm. Những đánh giá này từ phía các định chế tài chính quốc tế đang củng cố thêm niềm tin về đà hồi phục kinh tế ổn định.
Ngân hàng thế giới đánh giá, FDI lại chính là điểm sáng trong tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm. Cách đây ít ngày, theo công bố của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và bổ sung tuy giảm đến 35,3%, nhưng vốn thực hiện chỉ giảm 0,9%, cho thấy hiệu quả giải ngân vẫn ổn định.
Điểm đáng mừng là vốn FDI có những thay đổi tích cực về chất. Giảm mạnh ở bất động sản, thu hẹp chỉ còn 10% và chuyển dịch tích cực sang chế biến chế tạo với 70%, trong khi đây chính là lĩnh vực tạo tăng trưởng thực sự cho nền kinh tế. Những đánh giá này phần nào xua tan những lo ngại về tình hình dòng vốn FDI gặp trở ngại do căng thẳng tại Biển Đông và các vụ gây rối ở một số khu công nghiệp vừa qua.
6 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục ổn định. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu của khối này trong nửa đầu năm đóng góp đáng kể cho xuất khẩu nói chung của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu khu vực FDI trong 6 tháng đầu năm đã tăng đến hơn 16% so với cùng kỳ năm 2013, đóng góp phần nhiều vào con số xuất siêu ghi nhận nửa đầu năm. Các định chế tài chính nước ngoài cũng đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam trong cả năm 2014.
Sản xuất công nghiệp tăng 5,8% - thành công vượt bậc của nền kinh tế
Là khẳng định được đăng tải trên trang 2, số 190, báo Đại biểu Nhân dân ngày 9/7. Theo đó, Nạp Tiền 188bet cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng qua tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 5,3% của cùng kỳ năm trước. Đây được coi là thành công vượt bậc của nền kinh tế, chứng tỏ sự phục hồi và phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo báo cáo của Nạp Tiền 188bet , sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục đà tăng trưởng và chuyển biến dần qua các tháng. Ngành có mức tăng trưởng cao nhất là ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,9%, tiếp đó là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,8%, ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải đứng thứ ba tăng 5,9%.
Song, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 2,5%, do trong thời gian qua đã xảy ra sự cố xì van đường ống cấp khí trên giàn BRA tại hệ thống khí PM3 cung cấp cho 2 nhà máy điện Cà Mau. Ngoài ra, trong những tháng đầu năm, thời tiết mưa nhiều, không thuận lợi cho công tác khai thác. Các doanh nghiệp trong ngành than, khoáng sản điều tiết sản lượng khai thác để cân đối với khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho. Và dù điều tiết sản lượng khai thác, nhưng Phó tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Văn Biên cho biết, sản lượng than khai thác và tiêu thụ vẫn đạt 50% kế hoạch.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải khẳng định, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm bị ảnh hưởng do sự kiện Biển Đông. Tình hình sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp có bị chậm lại. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, các cấp, ngành và địa phương, sự chủ động của doanh nghiệp… nên các doanh nghiệp đã hoạt động bình thường. Để chủ động nguyên liệu cho hoạt động sản xuất công nghiệp, Bộ Công thương đã khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng để nhập khẩu nguyên phụ liệu. Ngoài ra, việc thúc đẩy xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu một cách hợp lý cũng như khuyến khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước... đã tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp.
Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại, Tổng cục Thống kê Lê Thị Minh Thủy dẫn chứng, vải nhập từ Trung Quốc tới 44 - 46%, nguyên phụ liệu như bông, sơ sợi, cúc áo, băng chun, khóa móc... cũng khoảng trên 30%. Hay đối với mặt hàng điện tử, điện thoại - mặc dù sản xuất và xuất khẩu tăng mạnh trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhưng kim ngạch tăng mạnh thì nhập khẩu linh kiện từ thị trường Trung Quốc cũng tăng cao, chiếm khoảng 70%. Vì vậy, theo bà Lê Thị Minh Thủy thì việc chủ động nguyên vật liệu cho sản xuất từ thị trường nội địa đòi hỏi quyết tâm chính trị của các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp.
Khởi động dự án điện khí 20 tỷ USD
VnExpress ngày 11/7 thông tin: . Theo đó, Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đang cân nhắc lựa chọn các phương án đưa khí vào bờ và xây nhà máy điện công suất lớn tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD.
Ông Phạm Như Sô, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngày 15/7 tới, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng đại diện Tập đoàn Exxon Mobil sẽ về miền Trung khảo sát chuẩn bị triển khai dự án đưa khí từ ngoài khơi vào bờ và xây nhà máy điện.
Theo ông Sô, Exxon Mobil quyết định đầu tư dự án điện khí này có tổng vốn lên đến 20 tỷ USD, trong đó nhà máy điện có công suất giai đoạn một là 1.500 MW, giai đoạn hai từ 4.000 đến 5.000 MW và nhà máy xử lý khí.
Tập đoàn này đang xem xét hai phương án: Đưa khí từ mỏ cá voi xanh vào bờ ở khu vực bàu Cá Cái, gần sát nhà máy lọc dầu Dung Quất và xây nhà máy điện tại Quảng Ngãi. Hoặc đưa khí vào khu vực cảng Tam Hiệp, huyện Núi Thành (Quảng Nam) và xây dựng nhà máy điện tại xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn (gần khu du lịch Thiên Đàng), Khu kinh tế Dung Quất.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc-hóa dầu Bình Sơn cho biết thêm, hiện Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Trong quy hoạch này, Chính phủ sẽ đầu tư xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ các mỏ thuộc các lô 117, 118, 119 vào bờ với công suất thiết kế khoảng 2-4 tỷ m3 mỗi năm. Chính phủ cũng định hướng nghiên cứu, xây dựng mới nhà máy xử lý khí ở khu vực này với lưu lượng khoảng một đến 4 tỷ m3 một năm, dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2018.
“Sau khi phân tích sơ bộ mỏ cá voi xanh, các chuyên gia đưa ra tín hiệu lạc quan, có thể tận dụng các nguồn khí này để phát triển các nhà máy điện và hóa dầu”, ông Giang chia sẻ.
Ông Giang khẳng định, nếu Exxon Mobil lựa chọn phương án đưa khí vào Khu kinh tế Dung Quất sẽ gặp nhiều thuận lợi như: Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có gồm cảng biển nước sâu, hệ thống giao thông thuận lợi, có kho vật tư, phụ tùng, nhà xưởng của nhà máy lọc dầu. Bên cạnh đó, kế hoạch này có thể tận dụng "chất xám" của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm (không phải tốn chi phí đào tạo).
EVN đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành
“EVN đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành” là thông tin được đăng tải trên trang 8, số 55, báo Diễn dàn doanh nghiệp ngày 9/7. Theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực VN (EVN) giai đoạn 2012 - 2015, EVN sẽ phải thực hiện thoái vốn và giảm vốn tại 7 Cty cổ phần (CTCP) đến hết năm 2015.
EVN cho biết, đến nay Tập đoàn đã hoàn thành cơ bản công tác thoái vốn ở các DN bất động sản, giảm vốn ở các tổ chức tài chính. Cụ thể: tại Công ty cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Sài Gòn) và Cty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (Land miền Trung), EVN đã thoái toàn bộ vốn theo đúng phê duyệt của Nạp Tiền 188bet với hình thức đấu giá công khai với giá trị cổ phiếu bằng hoặc cao hơn mệnh giá; Hoàn thành việc chuyển nhượng 1 triệu cổ phần (CP) của EVN tại Công ty CP Bảo hiểm Toàn cầu cho Công ty International ERGO, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 22,5% xuống còn 20% vốn điều lệ của Công ty cổ phần.
EVN cũng hoàn thành việc chuyển nhượng 25,2 triệu cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP An Bình cho CTCP Xuất nhập khẩu Hà Nội (Geleximco), giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 21,27% xuống còn 16,02% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP An Bình. Hiện tại, EVN chỉ còn lại vốn là phần lợi nhuận được chia bằng cổ phiếu, tiền mặt tại Ngân hàng TMCP An Bình và sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn khi Chính phủ có Nghị quyết về vấn đề này. Hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn của EVN tại CTCP Đầu tư xây dựng Điện lực Việt Nam với số lượng chuyển nhượng là 500.000 cổ phần, đảm bảo công khai minh bạch, thu hồi vốn và có hiệu quả ở mức cao nhất có thể tại thời điểm chuyển nhượng. Đến nay các thủ tục thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần cho EVN đã hoàn thành.
EVN hiện đang thực hiện các thủ tục thoái toàn bộ vốn tại CTCP Chứng khoán An Bình theo phương án đấu giá công khai toàn bộ 11,4 triệu CP theo phê duyệt của Nạp Tiền 188bet . Tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), EVN đã có công văn báo cáo và nhận được sự chấp thuận của Nạp Tiền 188bet , Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội về phê duyệt phương án giảm vốn của EVN tại EVNFinance (từ 40% vốn điều lệ xuống còn 15% vốn điều lệ). Trong thời gian tới, EVN tiếp tục thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường và thoái vốn các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành.