Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 29/12/2014 đến ngày 04/01/2015

Kết thúc năm 2014, bước sang năm 2015, nhiều thông tin liên quan đến ngành công nghiệp, thương mại đã được báo chí cả nước liên tục nhắc đến. Trong tuần từ 29/12/2014 đến ngày 04/01/2015 đã có những bài viết nổi bật trên các báo như:
. Theo đó, tác giả bài viết khẳng định kỳ nghỉ lễ rơi vào cuối tuần và kéo dài nên sức mua tại một số siêu thị cũng như một số mặt hàng tại các chợ truyền thống tăng mạnh so với ngày thường.

Theo ghi nhận của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online tại các siêu thị như Co.opmart, Big C, Maximark, Lotte Mart vào những ngày nghỉ lễ giá cả giữ ở mức ổn định, thậm chí giảm so với trước đó.

Hệ thống siêu thị Co.opmart thực hiện giảm giá cho hàng nghìn mặt hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong dịp Tết Dương lịch, trong đó các mặt hàng thực phẩm tươi sống như cà rốt, dưa leo, khoai tây, cà chua, măng chua, chả cá… giảm trung bình 15%, các mặt hàng bánh kẹo, hóa phẩm giảm trung bình 10%, các mặt hàng thời trang dành cho cả người lớn và trẻ em giảm trung bình 25%. Giảm giá mạnh nhất là nhóm điện gia dụng, dụng cụ nhà bếp và trang trí nhà cửa giảm 50%, v.v...

Cùng với Co.opmart, hệ thống siêu thị Big C cũng triển khai chương trình khuyến mãi “Đón Tết Vui” đem đến cho người tiêu dùng hơn 1.000 mặt hàng thiết yếu (thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm) phục vụ nhu cầu sinh hoạt và mua sắm thực phẩm Tết cho gia đình. Chương trình giảm giá 50% đi kèm nhiều quà tặng.

Đề cập tới doanh thu trong những ngày tết, bà Trần Huỳnh Nhật Thương, đại diện siêu thị Lotte Mart cho biết, sức mua trên toàn hệ thống Lotte Mart trong ngày 1-1-2015 tăng từ 5-15%, lượng khách là hơn 78 ngàn người, tăng 35% so với hai ngày trước đó. Tính chung trên toàn hệ thống, các ngành hàng chủ lực như rau củ, thịt cá có lượng doanh thu tăng 15%, các loại thực phẩm khô tăng 28%, đồ gia đình tăng 70%.

Vinacomin sẽ chủ động nguồn than cho điện

Là thông tin được đăng tải trên báo điện tử ngày 3/1/2015. Tác giả bài báo cho biết, nhu cầu than trong năm 2015 sẽ tăng khoảng 6 triệu tấn nên Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cân đối nguồn cung để chưa phải nhập khẩu than cho điện. Nhu cầu than cho sản xuất điện sẽ tăng lên kể từ năm 2015 do nhiều dự án nhiệt điện than hoàn thành và đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, giai đoạn từ năm 2015 - 2020 nước ta sẽ phải nhập khẩu từ 10 - 30 triệu tấn than cho sản xuất điện.

Tuy nhiên, Vinacomin khẳng định, ngành than đang quyết liệt tái cơ cấu, tập trung vào lĩnh vực đầu tư khai thác và chế biến than nhằm đảm bảo nhu cầu than cho các ngành kinh tế. Theo đó, năm 2015, Việt Nam vẫn chủ động được nguồn than trong nước và chưa phải nhập khẩu.

Theo Quy hoạch phát triển ngành than, năm 2015, lượng than nhập khẩu cho nền kinh tế dự kiến khoảng 28 triệu tấn, khoảng 66 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 126 triệu tấn vào năm 2025. Chỉ tính riêng nhu cầu than cho sản xuất điện (theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 - Quy hoạch điện 7) đến năm 2020 là hơn 67 triệu tấn, đến năm 2030 là 171 triệu tấn.

Tuy nhiên, Quy hoạch điện 7 đang được hiệu chỉnh, dự kiến công suất các nhà máy điện chạy than theo tính toán mới sẽ giảm so với Quy hoạch. Cụ thể, sẽ giảm khoảng 7.800MW trong giai đoạn 2011-2020 và giảm 16.600MW giai đoạn đến năm 2030. Theo đó, nhu cầu than tiêu thụ cũng giảm tương ứng 12,6 triệu tấn và 32 triệu tấn. Còn theo tính toán của Vinacomin, nhu cầu than thực tế phục vụ nền kinh tế trong giai đoạn 2015-2020 thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Biên - Phó TGĐ Vinacomin phân tích, do nhiều dự án nhiệt điện chậm tiến độ nên Tập đoàn đã tính toán tổng nhu cầu than cho điện năm 2015 vào khoảng 23-24 triệu tấn. So với nhu cầu năm 2014 (sử dụng khoảng 17-18 triệu tấn) thì nhu cầu tăng khoảng 6 triệu tấn. “Với việc tăng khoảng 6 triệu tấn năm 2015 thì nguồn than trong nước vẫn đáp ứng được nên Vinacomin cân đối sẽ chưa phải nhập khẩu than cho điện, nhưng từ 2016 trở đi thì sẽ phải nhập khẩu. Đến năm 2020 sẽ nhập khẩu lên đến 20-30 triệu tấn”, ông Biên cho biết.

Ngành Công Thương tổng kết năm 2014

Năm 2014, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số hàng tồn kho của toàn ngành giảm dần theo từng tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu vượt chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra… là thông tin về những chỉ tiêu mà ngành Công Thương đã đạt được trong năm 2014 được đăng tải liên tục trên  trưa, và trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam ngày 31/12/2014.

Các bản tin cũng khẳng định, đó là những kết quả khá ấn tượng được đưa ra tại Hội nghị tổng kết tình hình sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại năm 2014 và kế hoạch năm 2015 vừa được Nạp Tiền 188bet tổ chức sáng 31/12 tại Hà Nội.

Năm 2014, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,6% so với năm 2013. Đặc biệt, một số nhóm ngành tăng trưởng cao trên 20% như: dệt may, da giày, sản phẩm điện tử, máy vi tính... kim ngạch xuất khẩu kỷ lục lên tới 150 tỷ USD. Chỉ số tiêu thụ hàng hóa tăng cao hơn so với nhiều năm trước, hàng tồn kho đã ở mức bình thường.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá, năm 2014 là một năm ngành Công Thương đã tăng trưởng vượt bậc, đóng góp lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong năm 2015, thách thức của ngành sẽ còn nhiều vì hoạt động công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng chủ yếu ở những nhóm hàng của các doanh nghiệp FDI. Tết Nguyên đán đang đến gần, hiện ngành Công Thương đang tăng cường phát hiện và xử lý tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Công khai, minh bạch hóa hoạt động kinh doanh điện, xăng dầu, v.v…

Giá điện năm 2015 sẽ tính yếu tố giá dầu giảm

Ngày 30/12/2014, báo điện tử có bài viết: “Giá điện năm 2015 sẽ tính yếu tố giá dầu giảm”. Tác giả bài báo dẫn lời của ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Nạp Tiền 188bet , theo đó, mấy tháng gần đây giá dầu giảm và trong phướng án giá cơ sở năm 2015 sẽ tính toán trên cơ sở giá nhiên liệu từ lần tăng giá gần nhất tức 1/8/2013 đến nay.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trước khi tăng giá điện, EVN sẽ xây dựng phương án giá điện sau khi công bố giá thành, căn cứ vào thực tế yếu tố đầu vào, giá nhiên liệu, cơ cấu nguồn và tỷ giá.

Theo quy định hiện nay, nếu đề xuất tăng giá điện từ 7 - 10% thì sau khi Nạp Tiền 188bet đồng ý, EVN được quyền tăng và nếu giá điện trên 10%, phải được Thủ tướng phê duyệt.

Về chi phí giá thành sản xuất điện, ông Tuấn cho hay, một trong những yếu tố quan trọng nhất khi kiểm tra giá thành là yếu tố đầu vào trong khâu phát điện. Mấy tháng gần đây, giá dầu giảm và trong phướng án giá cơ sở năm 2015 sẽ tính toán trên cơ sở giá nhiên liệu từ lần tăng giá gần nhất tức 1-8-2013 đến nay.

Với cơ cấu giá thành hiện nay, giá dầu chỉ ảnh hưởng đến một số nhà máy điện chạy dầu và một số nhà máy điện tính theo chi phí giá dầu (nhà máy điện chạy khí), nên nếu giá dầu giảm thì chi phí sản xuất các nhà máy này giảm. Tuy nhiên, "giá dầu là yếu tố quan trọng nhưng không phải là duy nhất để xem xét việc tăng giá điện", ông Tuấn khẳng định.

Dù chưa có quyết toán năm 2014 nhưng theo tính toán của EVN, do điều chỉnh giá than cho sản xuất điện chi phí tăng 2.271 tỷ đồng, do điều chỉnh giá khí trên bao tiêu 1.414 tỷ đồng, do biến động tỷ giá 128 tỷ đồng; thuế tài nguyên nước EVN nộp thêm 1.504 tỷ đồng, v.v... Tổng cộng các khoản chi phí này khoảng 15.000 tỷ đồng.

Năm mới, giá gas giảm kỷ lục

Là tin vui được đăng tải trên báo điện tử số ra ngày 01/01/2015. Theo đó, mỗi bình gas 12 kg sẽ giảm giá 33.000 đồng so với mức giá cũ hồi tháng 12 năm ngoái. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ dao động ở mức 290.000 - 300.000 đồng/bình 12kg. Kể từ 7h30 phút ngày 1.1.2015, giá gas bán lẻ trên thị trường được điều chỉnh giảm 2.750 đồng/kg. Như vậy, mỗi bình gas 12 kg sẽ giảm giá 33.000 đồng so với tháng 12.2014. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ dao động ở 290.000 - 300.000 đồng/bình 12kg.

Đây là lần giảm giá gas thứ 9 kể từ hồi đầu năm 2014. So với đỉnh của giá gas vào tháng 12.2013, thời điểm giá gas đạt đỉnh 500.000 đồng/bình 12kg thì hiện tại gas đã giảm 40%, tương ứng với mức tiền 200.000 đồng. Giải thích cho nguyên nhân giá gas giảm kỷ lục, ông Đỗ Trung Thành, Phó Trưởng phòng Kinh doanh - công ty Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) cho biết, giá gas thế giới bình quân tháng 1.2015 vừa công bố giảm 112,5 USD/tấn về mức 447,5 USD/tấn nên giá gas trong nước cũng điều chỉnh theo quy luật thị trường.

So sánh AEC và WTO

Trang 9, Số 1+2 năm 2015 báo Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam ra ngày 2/1/2015 có bài phân tích của ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán WTO “So sánh AEC và WTO”. Theo đó, tác giả bài viết khẳng định điểm chung giữa cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là về tự do hóa thương mại. Tuy nhiên AEC có mức độ tự do hóa sâu và rộng hơn nhiều so với WTO.

Về cách thức thực hiện tự do hoá thương mại, giữa WTO và AEC đều có những điểm khá giống nhau.

Trong đó có những điểm chung như các quy định về tự do hoá thương mại đều được ghi nhận trong các văn bản chung, thống nhất, áp dụng cho tất cả các thành viên và các thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các quy định chung nhất này. Đối với WTO, đó là các văn bản: - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT); Hiệp định về nông nghiệp; Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật; Hiệp định về hàng dệt may; Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, v.v...

Dựa trên các quy định chung như trên, các quốc gia thành viên tự xây dựng và thực hiện theo lộ trình, cam kết riêng của quốc gia mình. WTO quy định các nước thành viên phải thông qua đàm phán, đưa ra các cam kết với những lộ trình thực hiện cụ thể. Đối với AEC, trong số danh mục hàng hóa cắt giảm thuế mà Hiệp định CEPT đưa ra, các thành viên có quyền tự quyết định lựa chọn danh mục hàng hóa cắt giảm thuế của quốc gia mình và đưa ra lộ trình phù hợp với quy định chung. Việc lựa chọn danh mục hàng hóa của quốc gia phải được Hội đồng AFTA chấp nhận.

Trong khuôn khổ hợp tác, các quốc gia thành viên tiến hành các vòng đàm phán nhằm đưa ra các lộ trình mới trong nội dung tự do hoá thương mại hàng hoá. Đối với AEC, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ trong CEPT, các quốc gia đã thoả thuận ký kết Hiệp định ATIGA nhằm đưa ra lộ trình cụ thể cho việc tự do hoá thương mại có những quy định rõ ràng hơn CEPT. Như vậy, về nội dung cơ bản thì WTO và AEC đều giống nhau về phương thức thực hiện tự do hoá thương mại hàng hoá.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website