Hội nghị tổng kết công tác xuất khẩu gạo năm 2014: giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhiệm vụ xuất khẩu gạo năm 2015
Hội nghị do Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh chủ trì, với sự tham dự của các thành viên Tổ Công tác điều hành xuất khẩu gạo đại diện các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp; Lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14/17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo; đại diện Lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam và gần 100 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh đã đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế, khó khăn của xuất khẩu gạo năm 2014. Năm 2014 , thị trường gạo thế giới diễn biến khó lường, nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, lượng tồn kho lớn, tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các nước nhập khẩu tiếp tục thực hiện chính sách nhập khẩu theo hướng tăng cường sản xuất trong nước, đa dạng hóa nguồn cung và phương thức nhập khẩu. Tác động của hiện tượng El Nino, dịch bệnh Ebola, diễn biến tình hình chính trị-xã hội bất ổn tại một số khu vực đã tác động ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đồng thời, cũng làm gia tăng cạnh tranh xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm truyền thống của Việt Nam ở khu vực Châu Á.
Mặc dù diễn biến tình hình thị trường có nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt nhưng theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, tính đến hết tháng 11 năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,062 triệu tấn, trị giá đạt 2,807 tỷ đô la, mặc dù giảm 2,3% về lượng nhưng lại tăng 2,6 % về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Giá FOB bình quân 11 tháng đạt 463 USD/ tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2013. Dự kiến xuất khẩu gạo cả năm 2014 đạt khoảng 6,5 triệu tấn, đảm bảo tiêu thụ hết lúa gạo hàng hóa cho người nông dân.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
Trong năm 2014, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xinh-ga-po...Trong đó, thị trường Châu Á chiếm gần 77%, tăng trưởng gần 24 %, thị trường Châu Mỹ chiếm trên 7,6%, tăng trưởng trên 4,6%, thị trường Châu Úc chiếm 0,88%, tăng trưởng trên 12%, thị trường Trung Đông chiếm trên 1,2 %, tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm truyền thống của Việt Nam cơ bản được giữ vững và có tăng trưởng đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường Phi-líp-pin tăng trưởng trên 285%, thị trường In-đô-nê-xia tăng trưởng gần 128%, thị trường Trung Đông tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2013. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, gạo cấp thấp đã giảm trên 28% về lượng, thay vào đó là tăng trưởng mạnh xuất khẩu gạo thơm đạt trên 1,52 triệu tấn, tăng gần 35% về lượng so với cùng kỳ năm 2013.
Công tác điều hành xuất khẩu gạo cơ bản đã đạt được các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu, góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa, với mức giá được duy trì ổn định ở mức cao trong năm, có lợi cho nông dân; góp phần bảo đảm cân đối cung-cầu, thị trường thóc, gạo trong nước ổn định. Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc gạo với người nông dân, từng bước nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận nêu trên, sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu thị trường nhập khẩu một số thị trường truyền thống không ổn định, cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng. Một số thị trường bị sụt giảm như châu Phi. Một số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo gặp khó khăn về tài chính, vốn cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần tiếp tục quan tâm giải quyết như công tác quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất, chế biến lúa gạo, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo, công tác xúc tiến thương mại, xây dựng chiến lược phát triển thị trường gạo,v.v…
Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và các địa biểu tham dự Hội nghị và dự báo diễn biến tình hình thị trường gạo thời gian tới, kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ ra các phương hướng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu gạo trong năm 2015. Theo đó, cần tiếp tục tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo; tập trung củng cố các thị trường truyền thống trọng điểm; tích cực mở rộng, phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Tiếp tục tăng cường, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gạo. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan, VFA, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sản xuất lúa gạo, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo để ổn định nguồn hàng, nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Bộ, ngành chức năng, địa phương và VFA cần rà soát việc thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là những khó khăn về vốn, tín dụng, tài chính để tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh của thương nhân, thúc đẩy xuất khẩu gạo.