Công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2013 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Lãi hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2013 của EVN là 4.938,44 tỷ đồng
Công bố tại buổi họp báo, ông Trần Tuệ Quang, Trưởng phòng Giá và phí, Cục Điều tiết điện lực, Nạp Tiền 188bet cho biết, năm 2013, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 115,28 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất hệ thống điện là 8,87%, thấp hơn 0,45% so với chỉ tiêu 9,32% quy định tại Quyết định số 1177/QĐ-BCT ngày 15/3/2012 của Nạp Tiền 188bet về việc phê duyệt Đề án giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2012-2016.
Ông Trần Tuệ Quang, Cục Điều tiết điện lực, Nạp Tiền 188bet báo cáo tại buổi họp báo
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2013 là 169.905,89 tỷ đồng (thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện); giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013 là 1.473,8 đ/kWh, trong đó: Tổng chi phí khâu phát điện là 130.912,1 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.135,57 đ/kWh; Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 9.200,09 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 79,8 đ/kWh; Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 29.047,41 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 251,97 đ/kWh. Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 746,29 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,47 đ/kWh.
Chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013. Khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện trong năm 2013 tại các huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) là 214,35 tỷ đồng do giá bán điện bình quân thực tế tại các huyện đảo Phú Quốc, Phú Quý và Lý Sơn chỉ bằng 62,7%, 48,94% và 32,52% giá thành sản xuất kinh doanh điện. Doanh thu bán điện năm 2013 là 172.903,33 tỷ đồng (tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.499,82 đ/kWh). Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2013 là 1.941,0 tỷ đồng, gồm: Thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng: 392,96 tỷ đồng; Thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ - EVN, Tổng công ty; Truyền tải điện quốc gia và các Tổng công ty Điện lực: 1.106,22 tỷ đồng; Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần (số liệu EVN báo cáo): 441,81 tỷ đồng.
Tổng cộng lãi hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2013 của EVN là 4.938,44 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực tại buổi họp báo
Theo báo cáo của cơ quan kiểm toán độc lập (Công ty TNHH Deloitte Việt Nam), tổng chi phí chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện đến 31/12/2013 là 8.811,71 tỷ đồng.
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, về việc điều chỉnh giá điện, theo quy định hiện nay, nếu đề xuất tăng giá điện từ 7-10% thì sau khi Nạp Tiền 188bet đồng ý thì EVN được quyền tăng và nếu đề xuất giá điện tăng trên 10%, phải có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Vì sao Việt Nam phải mua điện từ Trung Quốc?
Việt Nam bắt đầu mua điện Trung Quốc từ năm 2004. Tuy nhiên từ năm 2012 trở lại đây, khi các nguồn điện mới xây dựng, đặc biệt là các nguồn điện phía bắc được đưa vào vận hành, cộng với điều kiện thủy văn thuận lợi, lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm đáng kể. Cụ thể, nếu năm 2012, Việt Nam nhập 3,2 tỷ kWh, năm 2014 là 2,29 tỷ kWh. Dự kiến năm 2015, Việt Nam chỉ nhập 1,8 tỷ kWh. Điều đó chứng tỏ, khi các công trình thủy điện trong nước bắt đầu đi vào vận hành, Việt Nam đã dần hạn chế lượng điện nhập khẩu. Theo như hợp đồng, nhập khẩu điện từ Trung Quốc sẽ kết thúc vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, so sánh một chút có thể thấy, giá điện nhập khẩu tử Trung Quốc hiện nay thấp hơn nhiều nhà máy nhiệt chạy than và tuabin khí, cao hơn một số nhà máy thủy điện. Vào những năm hạn hán, nếu không có nguồn điện nhập khẩu từ Trung Quốc thì EVN sẽ phải thực hiện việc tiết giảm điện với quy mô lớn.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN tại buổi họp báo
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN cũng cho biết thêm, việc mua điện từ các nước là một việc bình thường để tăng công suất dự phòng. Trong trường hợp nếu hệ thống điện có sự cố, hoặc tăng trưởng phụ tải quá nhanh, nguồn mới chưa đáp ứng kịp thì việc nhập khẩu điện rất cần thiết. “Chúng tôi còn phải tham gia chương trình kết nối lưới điện ASEAN như với Lào, Campuchia, Thái Lan… để tận dụng công suất dư thừa của các nước trong trường hợp cần thiết, làm tăng lượng dự phòng điện cho hệ thống”, ông Tri nói.
Trả lời câu hỏi của cơ quan báo chí liên quan đến chi phí bán lẻ tăng cao hơn so với chi phí truyền tải, và năng suất lao động của EVN trong khâu phân phối thời gian tới như thế nào, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, chi phí bán lẻ là chi phí các công ty phân phối chịu trách nhiệm mua điện từ lưới 110 kV hạ xuống hạ áp để bán điện cho từng người dân và doanh nghiệp, nên hệ thống lưới này đòi hỏi đầu tư lớn, chi phí tốn kém. Đồng thời, người làm công tác kinh doanh điện phải đến từng nhà lắp công tơ, thu tiền điện, làm các dịch vụ liên quan đến 22 triệu khách hàng, còn Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia quản lý lưới 500kV và 220kV, các chi phí đầu tư lớn, nhưng quản lý đơn giản hơn, phạm vi hẹp hơn lưới phân phối.
Còn về năng suất lao động, so với các nước trong khu vực, EVN đứng thứ 3 trong 10 nước ASEAN về quy mô cũng như năng suất lao động. EVN đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngang bằng với các nước tiên tiến nhất trong khu vực. Năm 2014, Tập đoàn yêu cầu không tăng biên chế. Tuy nhiên, trên thực tế, quyết định này chỉ duy trì được 6 tháng đầu năm, bởi một loạt các trạm 110kV, 220kV của các nhà máy đi vào sản xuất không thể không có người vận hành, buộc Tập đoàn phải duyệt biên chế theo định mức trạm mà Nạp Tiền 188bet quy định. Còn tất cả lao động phụ trợ đều không tăng.