Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 18/8 đến ngày 24/8/2014

Tuần từ ngày 18/8 đến ngày 24/8, hàng loạt các vấn đề nổi bật của ngành Công Thương như: sản xuất, xúc tiến thương mại, thị trường trong nước… đã được thể hiện trên nhiều trang báo chí.
Nguyên nhân được phóng viên lí giải: Sau gần 4 năm triển khai Dự án thủy điện Thượng Kon Tum, chủ đầu tư công trình là Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh đã chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc do chậm tiến độ và bỏ thi công giữa chừng.

Dự án thủy điện Thượng Kon Tum, thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là một trong số ít công trình thủy điện có công suất lắp máy lớn nhất, được xây dựng tại tỉnh Kon Tum. Trong đó, hai hạng mục quan trọng: đường hầm dẫn nước và cụm nhà máy, do liên danh hai nhà thầu gồm: Viện Thiết kế Hoa Đông thuộc Tập đoàn Thủy điện Trung Quốc và Cục Đường sắt Trung Quốc thi công từ năm 2011.

Hơn một tháng nay, không khí tại hạng mục đường hầm dẫn nước xuyên núi dài trên 2km từ xã Đăk Tăng đến xã Ngọc Tem của công trình thủy điện Thượng Kon Tum trở nên đìu hiu và vắng lặng. Trên công trường chỉ còn lại vài nhân viên quản lý của nhà thầu Trung Quốc; toàn bộ thiết bị, máy móc cơ giới, máy khoan… để thi công đã được nhà thầu Trung Quốc tháo gỡ và tập kết ngay trước cửa hầm.

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khởi công lắp thiết bị

Là thông tin được đăng trên báo ngày 20/8. Bài báo cho biết, ngày 19/8, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) phối hợp cùng Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và TCty xây lắp dầu khí (PVC) tiến hành khởi công lắp đặt kết cấu thép lò hơi số 1 Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình. Được biết, theo kế hoạch, gần 20.000 tấn thiết bị kết cấu thép lò hơi số 1 sẽ được Công ty Cổ phần Lilama 18 (TCty Lắp máy Việt Nam) hoàn thành lắp đặt trong thời gian 7 tháng kể từ 19/8.

Để hoàn thành công việc này, ngoài máy móc thiết bị thi công được huy động, Công ty đã điều động hơn 50 cán bộ kỹ sư và công nhân đến công trường. Trong thời gian tới dự kiến sẽ có 600 kỹ sư công nhân trực tiếp tham gia lắp đặt thiết bị. Sau khi kết thúc công việc này, Lilama 18 sẽ tiến hành lắp đặt thiết bị áp lực, cơ khí áp lực và tiến hành thử áp, hoàn thiện để bàn giao cho chủ đầu tư. Để lắp đặt và bàn giao nhà máy cho PVN, Lilama huy động 11 đơn vị thành viên tham gia lắp đặt công trình này. Hiện tại, lò hơi số 2 của nhà máy đang được Cty CP Lilama 69 - 1 triển khai lắp đặt bu lông móng, dự kiến trong tháng 10 tới sẽ tiến hành lắp đặt thiết bị kết cấu thép.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án quan trọng thuộc Trung tâm Điện lực Thái Bình. Theo thiết kế, nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giao cho Tổng Công ty Điện lực dầu khí làm chủ đầu tư. Sau khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia hơn 6,7 tỉ kWh điện/năm.

Ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều áp lực cạnh tranh

Trên trang 4, số 197 Báo Tin Tức, ngày 19/8 có bài viết: “Ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều áp lực cạnh tranh”. Theo cam kết gia nhập Khu vực mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), từ năm 2018, thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ giảm về mức 0%. Đây thực sự là áp lực cho các nhà sản xuất ô tô Việt Nam khi thời gian không còn nhiều.

Mặc dù nhận được nhiều chính sách ưu đãi nhưng đến nay ngành công nghiệp ô tô vẫn chưa thực sự phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con và 35 - 40% đối với xe tải nhẹ, chủ yếu đảm nhận các công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp. Trong khi đó, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Theo tính toán, giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với các nước ASEAN do sản lượng thấp, hầu hết các dây chuyền lắp ráp chỉ hoạt động đến 50% công suất.

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Nạp Tiền 188bet đánh giá, một số mục tiêu quan trọng của quy hoạch như tỷ lệ nội địa hóa, thị trường tiêu thụ đã không thực hiện được. Nguyên nhân một phần do chúng ta đặt kỳ vọng quá cao và chưa lường hết khó khăn về phát triển hạ tầng giao thông. Thị trường ô tô nội địa thực tế quá nhỏ bé với sản lượng xe sản xuất, lắp ráp chỉ ở mức từ 100.000 - 120.000 xe/năm với hàng trăm mẫu mã, chủng loại xe. Vì vậy,việc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô cũng không hấp dẫn.

Về tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm ô tô được các nhà đầu tư nước ngoài, các dự án liên doanh cam kết lộ trình sẽ đạt đến 60% vào năm 2010, nhưng đến nay đều không đạt. Ví dụ như, Toyota phải đạt tỷ lệ nội địa hóa ít nhất là 30% vào năm 2006 nhưng đến nay, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt trên 7%. Các liên doanh khác như Suzuki chỉ đạt trên 3%; Ford Việt Nam trên 2%,v.v...

Năng lượng ngày càng đắt đỏ nhưng vẫn hoang phí

là khẳng định được báo Thanh niên điện tử đưa ra ngày 22/8. Bài báo cho biết, tại Hội thảo “Tiết kiệm năng lượng, những vấn đề cấp bách” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), Tổng cục Năng lượng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp tổ chức, diễn ra ngày 21/8, đại diện nhiều cơ quan doanh nghiệp lo ngại về mức độ lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng các nguồn năng lượng. Nhất là khi các nguồn khai thác, chi phí đầu tư cho năng lượng ngày càng đắt đỏ.

Chủ tịch VEA Trần Viết Ngãi nhận xét, mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản phẩm của nước ta còn quá cao, làm giảm hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, cường độ tiêu thụ điện trên một đơn vị sản phẩm ở nhiều nước dưới 1 nhưng ở ta vẫn là 2,0.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Mạnh Hiền cũng cho rằng hiệu quả sử dụng điện tệ nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Hiện để có 1% tăng trưởng GDP, tăng trưởng công nghiệp - xây dựng thì tiêu thụ điện phải tăng hơn 2%. Tình trạng lãng phí điện, có thể thấy rõ rệt, rất phổ biến ở các cơ quan công sở, nơi công cộng... do hóa đơn tiền điện được chi trả bằng “tiền chùa”. Các cơ sở dịch vụ dùng điện quá nhiều cho trang trí...

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Nguyễn Anh Tuấn thừa nhận, thực tế lãng phí năng lượng còn rất lớn. Ở Việt Nam, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện từ 28 - 32% (thấp hơn hiệu suất sử dụng của thế giới khoảng 10%); hiệu suất ở các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% (thấp hơn thế giới 20%). Cho nên, lượng than tiêu hao cho một đơn vị năng lượng ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển và cao hơn cả các nước trong khu vực, đồng thời gây ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.

Giá xăng giảm, hàng hóa vẫn đứng yên

Là nhan đề bài viết đăng trên Báo điện tử ngày 22/8. Lí giải cho điều này, tác giả bài viết cho hay, là khi giá xăng vừa tăng, giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vội vã tăng theo, song khi giá xăng giảm 3 lần liên tiếp, giá hàng hóa vẫn “bình chân như vại”. Nghịch lý này cho thấy quản lý giá hiện còn nhiều bất cập.

Ở thời điểm hiện tại, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm tươi sống, rau quả vẫn giữ giá như cách đây 2 tháng. Thậm chí, một số mặt hàng có xu hướng tăng giá nhẹ do ảnh hưởng của nguồn cung.

Trong khi sức mua vẫn ì ạch như hiện nay, việc các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu giữ giá ổn định sẽ góp phần kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xăng giảm 3 lần liên tiếp mà giá các hàng hóa nêu trên vẫn đứng yên lại là điều không bình thường. Ngày 27/7, giá xăng dầu giảm tối thiểu 325 đồng/lít. Tiếp đó, ngày 7/8, giá mặt hàng này lại được điều chỉnh giảm thêm 500 đồng/lít. Và gần đây nhất, giá xăng dầu lại giảm mạnh đến 600 đồng/lít vào ngày 18/8. Tổng cộng 3 lần giảm giá xăng dầu là 1.425 đồng/lít. Với mức giảm mạnh này, giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đáng lẽ phải điều chỉnh giảm.

Giải thích nguyên nhân các doanh nghiệp vận tải chưa có kế hoạch giảm giá vận chuyển, ông Nguyễn Văn Thanh cho hay: “Điều chỉnh cước vận tải bao giờ cũng có độ trễ so với điều hành giá xăng dầu. Nếu Liên Bộ Tài chính - Công Thương đồng ý, chỉ chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau giá xăng dầu có thể tăng, giảm thì cước vận tải không như thế”. Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết thêm: “Mười lần tăng giá xăng dầu mới có 3 lần giảm! Các doanh nghiệp vận tải chưa vội giảm giá”. Trên thực tế, nếu tính cả độ trễ điều chỉnh giá dịch vụ vận tải thì chỉ cần 2 lần giảm giá xăng trước, cách đây hơn 10 ngày, với tổng mức giảm 835 đồng/lít là doanh nghiệp đã có thời gian lên kế hoạch giảm giá. Quy trình tăng giá của dịch vụ này không có độ trễ lớn như vậy.

Thị trường bán lẻ - "cuộc chơi" của các "ông lớn"?

Báo Nhân dân điện tử ngày 22/8 thông tin: Kể từ khi Việt Nam thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và mở cửa cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại thị trường trong nước đã thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

Bên cạnh những mặt tích cực, hiện các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước không ít khó khăn, thậm chí nếu không có chiến lược phát triển hợp lý, rất có thể chúng ta sẽ bị thua thiệt ngay trên "sân nhà".

Bên cạnh những doanh nghiệp trong nước như Hapro, Co.opmart, Fivimart, Ocean mart... đến nay chúng ta đã cho phép một số doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như Tập đoàn Casino của Pháp (các siêu thị BigC), Metro của Ðức (các trung tâm Metro Cash&Carry), Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Parkson (Ma-lai-xi-a), Robinson của Thái-lan (với trung tâm mua sắm Robins),v.v... Ngoài ra, các Tập đoàn bán lẻ lớn của thế giới như Walmart (Mỹ), Auchan (Pháp), Emart (Hàn Quốc)... cũng đang quan tâm đến việc thành lập cơ sở của mình tại Việt Nam.

Ðiều dễ nhận thấy, phần lớn các Tập đoàn này đều có thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm, công nghệ... cộng với sự ưu đãi đầu tư của một số địa phương khiến các doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, phân phối hàng hóa.

Phó Vụ trưởng Thị trường trong nước (Nạp Tiền 188bet ) Trần Nguyên Năm khẳng định, thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vẫn chưa áp đảo doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, cả nước có khoảng 900 cơ sở bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại...) trong đó khoảng 7% của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Trên góc độ quản lý nhà nước, Nạp Tiền 188bet đang nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp phân phối, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với những giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng hóa một cách cụ thể.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website