Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đến với “nguồn máu quốc gia” (Kỳ 2) - Nối muôn phương phát triển

Giữa bạt ngàn những dãy núi đá vôi, Xí nghiệp Xăng dầu K131 được đầu tư xây dựng tại Xã Kỳ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng. Đây chính là nơi trung chuyển xăng, dầu từ Quảng Ninh đến Hải Phòng, Hà Nội và các vùng duyên hải Đông Bắc Bộ. Từ đây, hàng ngàn m3 xăng dầu hàng ngày vẫn được chuyển đi khắp các tỉnh thành của miền Bắc, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế đất nước.

Nối liền dòng huyết mạch

Dẫn phóng viên đi thăm các bể chứa xăng dầu, ông Nguyễn Văn Vân, Phó giám đốc Xí nghiệp Xăng dầu K131 cho biết, hiện Xí nghiệp đang quản lý 10 bể chứa dầu, trong đó có 4 bể chứa 10 nghìn m3 và 6 bể mỗi bể chứa được 2 nghìn m3. “Nơi đây, hàng năm chúng tôi tiếp nhận hơn 2 triệu tấn xăng dầu các loại để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng các tỉnh miền duyên hải, đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc” – ông Vân cho hay.

Xí nghiệp đang quản lý 10 bể chứa dầu trong đó có 4 bể chứa 10 nghìn m3 và 6 bể mỗi bể chứa được 2 nghìn m3

Theo lời ông Nguyễn Văn Vân, xăng dầu ở đây được vận chuyển qua hàng trăm km đường ống dẫn nằm sâu trong lòng đất. Tuyến đường ống bắt đầu từ Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh là nơi có Cảng dầu B12 - cảng đầu mối tiếp nhận xăng dầu lớn nhất của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ở miền Bắc, qua K131 và chuyển đến Tổng kho của Hải Phòng, Hà Nội. Đường ống được khai sinh từ năm 1968 nhưng trải qua thi công, với sự viện trợ giúp đỡ của Liên Xô, đến năm 1973 tuyến ống và các công trình xăng dầu gắn liền với tuyến đường ống mới bắt đầu được vận hành.

Hàng năm, Xí nghiệp Xăng dầu K131 tiếp nhận hơn 2 triệu tấn xăng dầu các loại để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội

Hiện nay, vận chuyển xăng dầu qua đường ống dẫn vẫn đang là bài toán kinh tế hiệu quả nhất. Bởi hàng nghìn m3 xăng dầu vận chuyển mỗi ngày nếu sử dụng bằng đường bộ thì sẽ rất tốn kém; bên cạnh đó, các xe vận chuyển này sẽ góp phần gây ùn tắc giao thông cũng như gặp phải rủi ro do tai nạn và cháy nổ trên đường. Do vậy, trong 5 phương thức vận tải phổ biến hiện nay là đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường ống thì phương thức vận chuyển xăng, dầu trên đất liền bằng đường ống vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối”- Ông Vân chia sẻ.

 
Trạm bơm mồi hiện đại hóa

Đến Phòng điều hành Trung tâm, ông Nguyễn Văn Vân giới thiệu, trước đây, công nhân phải lao động thủ công rất vất vả, tốn sức người sức của. Nhưng hiện giờ, toàn bộ hệ thống đều được điều khiển tự động, chỉ cần ở Phòng Trung tâm, nhân viên trực ca có thể tách dẫn xăng dầu tự động. Tất cả các khâu từ báo nhiệt độ, quá trình bơm, thời gian bơm xăng đều được tự động hóa. Tuy vậy vai trò điều hành của con người cũng rất quan trọng. Cán bộ công nhân viên ở đây phải là những người vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa phải nhanh nhạy với công nghệ hiện đại. Các cán bộ công nhân viên phải trực 24/24 giờ, bởi chỉ một phút lơ là cũng có thể xảy ra những sự cố vô cùng đáng tiếc.

Toàn bộ hệ thống dẫn, tách xăng dầu đều được các cán bộ nhân viên điều khiển tự động ở Phòng Trung tâm

Đang trong ca trực, anh Phí Đình Giảng, Trưởng ca sản xuất chia sẻ: “Công việc của chúng tôi rất nhiều áp lực, đòi hỏi sự tập trung cao độ và chính xác trên từng thao tác”.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Hiệu quả kinh tế từ vận tải đường ống đã nhìn thấy rõ, nhưng loại hình vận tải này cũng có các tính đặc thù, không giống bất cứ một loại hình vận tải nào, đó là phương tiện vận tải đứng yên, còn hàng hóa lại di chuyển. Đặc biệt, những đường ống này đi qua các địa bàn rất phức tạp, trải dài qua các vách núi đá vôi, dưới lòng sông sâu, chịu nhiều tác động xâm hại từ môi trường tự nhiên và con người nên việc quản lý hàng hóa và phương tiện vận tải cũng vì thế mà có rất nhiều khó khăn, phức tạp.

 
Cán bộ tại Phòng điều hành Trung tâm

Ông Nguyễn Văn Vân chia sẻ, một trong những khó khăn mà công trình đường ống xăng dầu đang phải đối mặt là tình trạng các công trình dân sinh xây dựng vi phạm hành bảo vệ an toàn tuyến đường ống xăng dầu diễn biến rất phức tạp. Từ năm 1993 trở lại đây Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị định quy định về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu; những Nghị định này đã quy định trách nhiệm của cả hệ thống chính trị vào công tác bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu.

Ông Nguyễn Văn Vân, Phó giám đốc Xí nghiệp Xăng dầu K131 chia sẻ với phóng viên về sơ đồ đường ống dẫn dầu

Hàng năm đơn vị chủ quản và địa phương đã ký hợp đồng trách nhiệm bảo vệ an toàn đường ống xăng dầu đi qua địa bàn. Đồng thời, lực lượng bảo vệ tuyến đường ống đã phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu. Định kỳ hàng quý, sáu tháng và từng năm các đơn vị cùng với địa phương tổ chức hội nghị, đánh giá kết quả phối hợp thực hiện và bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo, ngăn chặn các hành vi lấn chiếm, xâm phạm hành lang an toàn tuyến ống. Chính vì vậy, người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ đường ống dẫn dầu. Nhiều khi chính người dân đã kịp thời báo tin nhiều hiện tượng làm công trình xâm lấn hành lang bảo vệ an toàn đường ống để Xí nghiệp kịp thời giải quyết khắc phục, bảo vệ mạch máu quốc gia, nối muôn phương phát triển.

Hiện nay, ngoài nhiệm vụ tiếp nhận và lưu trữ xăng dầu, Xí nghiệp Xăng dầu K131 còn tham gia bán buôn, bán lẻ trên địa bàn huyện với 34 cửa hàng và 175 cán bộ công nhân lao động.

(Kỳ 3: Trên chặng đường mới)

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website